Câu hỏi:

04/07/2024 985

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 47 đến 53: 

pH là chỉ số để đo độ hoạt động của ion H+ trong dung dịch. Trong dung dịch loãng, giá trị pH được tính theo công thức:

pH = - lg[H+]

Trong đó, [H+] là nồng độ cân bằng của ion H+ trong dung dịch. Giá trị của pH nằm trong khoảng từ 0 đến 14 và cho biết môi trường của dung dịch, cụ thể: pH < 7 là dung dịch có môi trường acid; pH = 7 là dung dịch có môi trường trung tính và pH > 7 là dung dịch có môi trường base.

Chỉ thị acid – base là những chất có màu sắc biển đổi theo giá trị của pH trong các dung dịch. Nước bắp cải tím có chứa hợp chất anthocyanin là một loại chỉ thị acid-base tự nhiên. Bảng màu của dung dịch nước bắp cải tím được thể hiện trong hình dưới đây.

Một người sử dụng nước bắp cải tím để xác định pH của một số dung dịch thường dùng trong gia đình như sau:

- Pha chế nước bắp cải tím: Cắt nhỏ 100 gam bắp cải tím cho vào nồi, thêm 2 lít nước lọc và đun sôi trong 30 phút. Để nguội hỗn hợp và chắt lấy phần nước trong.

- Lấy 40 mL mỗi mẫu dịch lỏng muốn xác định pH cho vào 6 cốc thủy tinh 100 mL. Các mẫu dịch lỏng gồm: giấm ăn, nước tinh khiết, nước hòa tan baking soda, sữa, nước sprite, nước lau bếp. Dán nhãn cho các cốc theo tên mẫu dịch muốn xác định pH.

- Thêm 2 mL nước bắp cải tím vào mỗi cốc, lắc nhẹ để trộn đều dung dịch và quan sát màu sắc của các dung dịch. 

Kết quả được ghi lại trong bảng dưới đây:

STT

Mẫu dịch lỏng

Màu sắc

1

Giấm ăn

Đỏ

2

Nước tinh khiết

Tím đậm

3

Baking soda

Xanh nước biển

4

Sữa

Tím hồng

5

Nước sprite

Hồng đậm

6

Nước lau bếp

Xanh lá cây

Các mẫu dịch có môi trường acid là 

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Theo bảng màu cung cấp những dịch có môi trường acid (pH < 7) làm nước bắp cải tím chuyển sang màu đỏ, hồng hay tím. Đối chiếu với kết quả màu sắc trong bảng thì thấy có 3 mẫu dịch lỏng có môi trường acid là: giấm ăn, sữa, nước sprite.

 Chọn A

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Dịch dạ dày có giá trị pH trong khoảng 1,0 – 2,0. Vậy nếu cho nước bắp cải tím vào dịch dạ dày thì dung dịch sẽ chuyển sang màu xanh. Kết luận trên là đúng hay sai?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Dựa vào hình ở trên, với pH = 1,0 - 2,0 nước bắp cải tím sẽ chuyển sang màu đỏ. Do đó kết luận là sai.

 Chọn B

Câu 3:

Bắp cải tím là chất chỉ thị acid – base tự nhiên vì trong dịch chiết bắp cải tím có chứa hợp chất  (1) _______.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đáp án

Bắp cải tím là chất chỉ thị acid – base tự nhiên vì trong dịch chiết bắp cải tím có chứa hợp chất  (1) Anthocyanin.

Giải thích

Học sinh tìm thấy thông tin ở dòng 9 của văn bản dẫn.

Câu 4:

Hãy sắp xếp các dung dịch theo chiều giảm dần pH

nước lau bếp, giấm ăn, bakinh soda, nước sprite, nước tinh khiết, sữa

_______ > _______  > _______ > _______ > _______ > _______

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đáp án

Nước lau bếp >  Baking soda > Nước tinh khiết  > Sữa > Nước sprite > Giấm ăn

Giải thích

Dựa vào thông tin trong bảng và hình ta có khoảng giá trị pH của các dịch lỏng: Nước lau bếp: pH = 10 - 12; Baking soda: pH = 8 - 9; Nước tinh khiết: pH = 7; Sữa: pH = 6; Nước sprite: pH = 4; Giấm ăn: pH = 2 - 3.

Câu 5:

Trộn 10,0 mL dung dịch HCl 0,05M với 10,0 mL dung dịch NaOH 0,03M thu được dung dịch A. Cho nước bắp cải tím vào dung dịch A thì dung dịch có màu (1) ______ do dung dịch A có pH bằng (2)  _______.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đáp án

Trộn 10,0 mL dung dịch HCl 0,05M với 10,0 mL dung dịch NaOH 0,03M thu được dung dịch A. Cho nước bắp cải tím vào dung dịch A thì dung dịch có màu (1) _Đỏ_ do dung dịch A có pH bằng (2) _2_ .

Giải thích

Lý do lựa chọn phương án: 

Số mol HCl = 0,5 mmol; số mol NaOH là 0,3 mmol; 

HCl + NaOH = NaCl + H2O 

Sau phản ứng HCl dư 0,2mmol; nồng độ HCl = 0,01M; pH = 2 do đó khi cho bắp cải tím vào dung dịch A dung dịch sẽ có màu đỏ. 

Câu 6:

Phản ứng trung hòa là phản ứng giữa các dung dịch acid với các dung dịch base, dung dịch thu được chứa muối và nước và không còn tính acid, base. Trộn các cặp dịch lỏng: giấm ăn với baking soda; giấm ăn với nước sprite; giấm ăn với nước tinh khiết; giấm ăn với nước lau bếp. Giả sử nếu xảy ra phản ứng vừa đủ giữa các chất có tính acid và base trong dung dịch đem trộn thì số cặp dung dịch lỏng trung hòa được nhau là

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Giấm ăn có môi trường acid sẽ có phản ứng trung hòa với những dung dịch có tính base. 

- Dung dịch baking soda và nước lau bếp có môi trường base, nên sẽ xảy ra phản ứng trung hòa với giấm ăn.

- Nước sprite có môi trường acid nên không phản ứng với giấm ăn.

- Nước tinh khiết có môi trường trung tính không phản ứng với giấm ăn.

 Chọn B

Câu 7:

Hãy kéo thả từ hoặc cụm từ phù hợp vào ô trống

tăng, tím hồng, đỏ, xanh lá cây, giảm, xanh nươc biển

Cho nước bắp cải tím vào dung dịch baking soda được dung dịch X có màu _______. Cho từ từ dung dịch giấm ăn vào dung dịch X thì màu của dung dịch X sẽ nhạt dần do xảy ra phản ứng trung hòa, giá trị pH của dung dịch _______ dần. Đến khi dư giấm ăn thì màu của dung dịch sẽ chuyển sang màu _______.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đáp án

Cho nước bắp cải tím vào dung dịch baking soda được dung dịch X có màu xanh nước biển. Cho từ từ dung dịch giấm ăn vào dung dịch X thì màu của dung dịch X sẽ nhạt dần do xảy ra phản ứng trung hòa, giá trị pH của dung dịch giảm dần. Đến khi dư giấm ăn thì màu của dung dịch sẽ chuyển sang màu đỏ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Lực liên kết giữa các phân tử nước là 

Xem đáp án » 04/07/2024 5,017

Câu 2:

Phát biểu sau đây đúng hay sai? 

Phản ứng với dung dịch NaOH chứng minh nhóm chức -OH phenol có lực axit mạnh hơn nhóm chức -OH ancol.

Xem đáp án » 04/07/2024 1,524

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của ánh sáng khả kiến? 

Xem đáp án » 04/07/2024 718

Câu 4:

Mục đích chính của bài viết là gì? 

Xem đáp án » 04/07/2024 469

Câu 5:

Phần tư duy đọc hiểu
Nội dung chính của bài viết là: 

Xem đáp án » 04/07/2024 442

Câu 6:

Cổng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có hình dạng Parabol, chiều rộng \(8m\), chiều cao 12,5 m.  Diện tích của cổng là (1) ________\({m^2}\).

Xem đáp án » 10/11/2024 421

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP +3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP +6 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP +12 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

Vietjack official store