Câu hỏi:
13/07/2024 1,240- Dựa vào thông tin trong bài, hãy xây dựng một đường thời gian về diễn biến chính của phong trào dân chủ giai đoạn 1936-1939. Đọc tư liệu 7.8 và thông tin trong bài, hãy rút ra ý nghĩa của phong trào.
- Những bằng chứng lịch sử nào cho thấy phong trào đã huy động thành công sức mạnh của đông đảo quần chúng nhân dân?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu số 1:
- Trục thời gian về phong trào cách mạng 1936-1939:
- Ý nghĩa của phong trào:
+ Phong trào dân chủ 1936-1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể về dân sinh, dân chủ.
+ Là cuộc diễn tập cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Đảng tích luỹ được nhiều bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, tổ chức đấu tranh,...
♦ Yêu cầu số 2: Những bằng chứng lịch sử cho thấy phong trào đã huy động thành công sức mạnh của đông đảo quần chúng nhân dân:
+ Phong trào Đông Dương Đại hội: chỉ chưa đầy 3 tháng kể từ khi phong trào bùng nổ, riêng Nam Kỳ đã có khoảng 600 Uỷ ban hành động được lập ra; từ Nam Kỳ phong trào lan ra cả nước, quần chúng khắp nơi tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp, diễn thuyết để thu thập “dân nguyện"; buộc Chính quyền thực dân phải giải quyết một phần yêu sách của nhân dân.
+ Cuộc mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 - 5 - 1938 tại khu Đấu xảo (Hà Nội): thu hút hơn hai mươi nghìn người tham gia, với đủ các giới thanh niên, phụ nữ, nông dân, công nhân, viên chức, văn nghệ sĩ, báo chí,... ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận tham gia.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bàn về bài học lịch sử của phong trào mặt trận dân chủ 1936-1939, Chủ tịch Hồ Chi Minh nhấn mạnh: “Việc gì đúng với nguyện vọng nhân dân thì được quần chúng nhân dân ủng hộ và như vậy mới thật là một phong trào quần chúng”. Em có đồng ý với nhận định trên không? Vì sao?
Câu 2:
Dựa vào lược đồ 7.3, tư liệu 7.4 và thông tin trong bài, hãy trình bày những nét chính của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh. Tại sao Xô viết Nghệ -Tĩnh lại được coi là đỉnh cao của phong trào cách mạng giai đoạn 1930-1931?
Câu 3:
Dựa vào nội dung bài học, hãy hoàn thành bảng hệ thống kiến thức về phong trào cách mạng 1930- 1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 theo mẫu dưới đây:
Nội dung Tên phong trào |
Lãnh đạo |
Lực lượng |
Hình thức |
Quy mô |
Ý nghĩa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu 4:
Bức tranh vẽ cuộc biểu tình của nông dân ngày 12-9- 1930 ở Nghệ-Tĩnh và bức ảnh chụp cuộc mít tinh ngày 1-5-1938 của đông đảo quần chúng nhân dân ở Hà Nội đã phản ảnh hai sự kiện tiêu biểu trong phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1931 và 1936-1939. Vậy, những nét chủ yếu của phong trào cách mạng đó là gì? Phong trào đã diễn ra như thế nào?
về câu hỏi!