Câu hỏi:
14/07/2024 435Cho biết những trường hợp nào sau đây là thường biến. Giải thích.
a) Cây xương rồng sa mạc có lá biến đổi thành giai.
b) Vào mùa đông, nhiều loài cây gỗ có hiện tượng rụng lá.
c) Bọ que có hình thái cơ thể giống cành cây.
d) Khi di chuyển từ đồng bằng lên vùng núi, hoạt động của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn tăng lên.
e) Thằn lằn sau khi bị đứt đuôi có thể tái sinh đuôi mới.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Không phải thường biến, đây là sự biến đổi về hình thái của thực vật nhằm thích nghi với điều kiện môi trường khô hạn.
b) Là thường biến vì hiện tượng rụng lá vào mùa đông nhằm hạn chế sự thoát hơi nước trong điều kiện môi trường không thuận lợi.
c) Không phải thường biến, hình dạng của bọ que là do kiểu gene quy định; khi thay đổi môi trường sống, chúng không biến đổi hình thái cơ thể.
d) Là thường biến, việc tăng hoạt động của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn nhằm đảm bảo nhu cầu O2 cho cơ thể khi ở vùng núi (nơi có nồng độ O2 trong không khí thấp hơn vùng đồng bằng). Khi trở về vùng đồng bằng, hoạt động của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn trở về mức bình thường.
e) Không phải thường biến, đây là hiện tượng tái sinh bộ phận.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một nhà khoa học đã trồng các cây cỏ thi (Achillea millefolium) thuộc hai dòng khác nhau (các cây cùng dòng có cùng kiểu gene) ở ba vùng có chiều cao so với mặt nước biển khác nhau, điều kiện chăm sóc như sau. Sau một thời gian, quan sát thấy kết quả như Hình 1.
a) Nhận xét và giải thích về sự biểu hiện kiểu hình ở mỗi dòng khi được trồng ở cùng độ cao.
b) Trường hợp khi thay đổi độ cao nhưng kiểu hình ở mỗi dòng không thay đổi, ta có thể kết luận được điều gì về sự biểu hiện kiểu hình ở hai dòng cỏ thi?
Câu 2:
Quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi.
a) Cho biết hiện tượng nào là thường biến. Giải thích.
b) Hai hiện tượng trên có đặc điểm gì giống và khác nhau (về sự biểu hiện kiểu hình, khả năng di truyền, ý nghĩa)?
Câu 3:
về câu hỏi!