Câu hỏi:
16/07/2024 892Một số cây gỗ lớn (ví dụ: thông, sồi,...) không có lông hút ở rễ nhưng chúng vẫn có thể lấy nước và muối khoáng nhờ các sợi nấm. Những sợi nấm chuyên hoá hình thành giác hút liên kết với rễ ở thực vật tạo thành nấm rễ, nhờ đó, nấm có thể lấy chất hữu cơ từ thực vật.
a) Hãy cho biết mối quan hệ giữa nấm và rễ. Giải thích.
b) Nếu đất ở một vùng trồng cây thông được xử lí thuốc diệt nấm với liều lượng cao sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Mối quan hệ giữa nấm và rễ là mối quan hệ cộng sinh. Do trong mối quan hệ này, cả hai loài đều được lợi và mối quan hệ này có quan hệ chặt chẽ đối với sự tồn tại của chúng. Nếu không có nấm hút muối khoáng và nước thì cây không thể sống được, ngược lại, cây cung cấp chất dinh dưỡng cho nấm phát triển.
b) Nếu đất ở một vùng trồng cây thông được xử lí thuốc diệt nấm với liều lượng cao thì nấm sẽ bị tiêu diệt, cây thông sẽ phát triển chậm dần và chết do không có khả năng hấp thụ nước và muối khoáng. Ngoài ra, lượng thuốc diệt nấm dư thừa gây ô nhiễm môi trường.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới.
Sau vụ cháy rừng vào năm 2002 tại Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang), một trong những biện pháp được thực hiện nhằm giảm nguy cơ cháy rừng là tăng cường đắp đập để giữ nước trong mùa khô và hoàn thiện hệ thống kênh, mương trong khu vực rừng. Tuy nhiên, việc giữ nước đã dẫn đến tình trạng ngập nước và làm giảm khả năng sinh trưởng của rừng tràm. Về địa hình, rừng tràm U Minh Thượng được phân chia thành các khu vực theo độ cao giảm dần gồm: rừng tràm không bị cháy, rừng tràm trên than bùn dày, rừng tràm trên than bùn trung bình, rừng tràm trên than bùn mỏng và rừng tràm trên đất sét. Từ năm 2002 đến 2009, tuy rừng tràm đã dần được phục hồi nhưng lại có sự phân hoá về mức độ sinh trưởng của cây tuỳ theo độ cao của từng khu vực, ở khu vực càng cao, cây có mức sinh trưởng càng mạnh.
a) Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc kiểu hệ sinh thái nào?
b) Mức độ sinh trưởng của rừng tràm chịu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào? Giải thích sự tác động của nhân tố sinh thái đó đến mức độ sinh trưởng của cây tràm tại mỗi khu vực.
c) Sự phục hồi của rừng tràm tại Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc loại diễn thế sinh thái nào? Giải thích.
d) Vụ cháy rừng và sự phục hồi của rừng tràm có ảnh hưởng như thế nào đến sự đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia U Minh Thượng.
e) Em hãy đề xuất một số biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học.
Câu 2:
Hình 1 mô tả ổ sinh thái về nguồn sống của hai loài A và B. Cho biết mức độ cạnh tranh giữa loài A và loài B trong mỗi trường hợp. Giải thích.
29 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 12 có đáp án
54 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 7 có đáp án
30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
Chuyên đề Sinh 12 Chủ đề 1: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp có đáp án
124 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 8 có đáp án
10 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
57 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Bài 7 có đáp án
42 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
về câu hỏi!