Sưu tầm tư liệu về quan hệ Mỹ - Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
Sưu tầm tư liệu về quan hệ Mỹ - Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
Quảng cáo
Trả lời:
(*) Tham khảo: Một số mốc đáng nhớ trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
- Ngày 29-9-1990, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ J.Baker và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch lần đầu gặp nhau để bàn về quan hệ hai nước tại New York (Mỹ).
- Ngày 3-2-1994, Tổng thống Mỹ W. Bill Clinton tuyên bố bỏ hoàn toàn cấm vận đối với Việt Nam và lập Cơ quan liên lạc giữa hai nước.
- Tháng 2-1995, Việt Nam và Mỹ mở Cơ quan Liên lạc tại Washington D.C và Hà Nội.
- Ngày 12-7-1995, Việt Nam và Hoa Kỳ tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao.
- Tháng 8-1995, Việt Nam và Mỹ khai trương Ðại sứ quán tại Washington và Hà Nội. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ W.Christopher thăm Việt Nam.
- Ngày 27-6-1997, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Albright thăm Việt Nam và ký Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả với Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm.
- Ngày 11-3-1998, Tổng thống Mỹ W.Bill Clinton tuyên bố miễn áp dụng Ðạo luật bổ sung Jackson Vanik đối với Việt Nam. Sau đó, hằng năm Tổng thống Mỹ ra quyết định gia hạn miễn áp dụng đạo luật này đối với Việt Nam.
- Từ ngày 30-9 đến 2-10-1998, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm lần đầu thăm chính thức Mỹ.
- Từ ngày 6 đến 7-9-1999, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Albright thăm Việt Nam lần thứ hai.
- Từ ngày 12 đến 13-9-1999, nhân dự Hội nghị cấp cao APEC tại Aukland (New Zealand), Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng thống Clinton đã có các cuộc tiếp xúc riêng, trao đổi ý kiến về một số vấn đề trong quan hệ song phương.
- Từ ngày 13 đến 15-3-2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ W. Cohen lần đầu thăm chính thức Việt Nam.
- Ngày 14-7-2000, Bộ trưởng Thương mại Vũ Khoan và đại diện Thương mại Mỹ Bashevski ký Hiệp định Thương mại song phương Mỹ - Việt Nam tại Washington D.C.
- Ngày 6-9-2000, nhân dự Hội nghị Thiên niên kỷ của LHQ tại New York (Mỹ), Chủ tịch nước Trần Ðức Lương đã có cuộc gặp với Tổng thống Bill Clinton và chính thức mời Tổng thống Hoa Kỳ thăm Việt Nam vào thời gian thuận tiện cho hai bên.
- Từ ngày 16 đến 19-11-2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm chính thức Việt Nam. Trong dịp này, hai bên ký Hiệp định về hợp tác khoa học - công nghệ và Bản ghi nhớ về hợp tác lao động, chứng kiến lễ ký 12 Thư Thỏa thuận về đầu tư, buôn bán.
- Từ ngày 22-6 đến 2-7-2001, trong dịp dự khóa họp về HIV/AIDS của LHQ tại New York, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm thăm, làm việc tại Mỹ, trao đổi ý kiến về hợp tác khoa học, công nghệ và giáo dục giữa hai nước.
- Từ ngày 24 đến 26-7-2001, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Collin Powell lần đầu thăm Việt Nam nhân dịp dự ARF 8 và PMC tại Hà Nội.
- Từ ngày 9 đến 14-12-2001, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng thăm, làm việc tại Mỹ, chứng kiến lễ phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (có hiệu lực từ ngày 10-12-2001).
- Từ ngày 12 đến 22-6-2002, Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm thăm, làm việc tại Mỹ, chứng kiến lễ ký Tuyên bố về Hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Ðầu tư và bang Texas và Bản ghi nhớ về Chương trình hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
- Từ ngày 6 đến 12-9-2002, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm, làm việc tại Mỹ nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước.
- Từ ngày 9 đến 12-11-2003, Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà thăm Mỹ.
- Từ ngày 19 đến 21-11-2003, tàu hải quân Mỹ lần đầu thăm hữu nghị cảng Sài Gòn.
- Từ ngày 3 đến 12-12-2003, Phó Thủ tướng Vũ Khoan chính thức thăm, làm việc tại Mỹ, chứng kiến lễ ký năm văn bản, trong đó có Hiệp định hợp tác về hàng không, Thỏa thuận hợp tác phòng, chống ma túy.
- Từ ngày 22 đến 30-4-2004, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phúc Thanh thăm Mỹ, dự lễ ra mắt của "Nhóm nghị sĩ Mỹ vì quan hệ Mỹ - Việt".
- Từ ngày 20 đến 21-11-2004, Chủ tịch nước Trần Ðức Lương tiếp xúc song phương với Tổng thống Mỹ G.W.Bush bên lề Hội nghị cấp cao APEC 12 diễn ra tại Santiago (Chile)
- Ngày 10-12-2004, chuyến bay trực tiếp đầu tiên từ Mỹ đến Việt Nam từ sau năm 1975.
- Từ ngày 10 đến 14-1-2005, Ðoàn Thượng nghị sĩ Akaka (Hawai) và Hạ nghị sĩ Isa (California) tham dự Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 13 tại TP Hạ Long.
- Ngày 4-6-2005, Diễn đàn "Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, con đường đi tới", với sự tham dự của hàng trăm học giả, nhà nghiên cứu chính trị, nhà hoạt động xã hội, tổ chức nhân đạo, phi lợi nhuận, phi chính phủ..., thảo luận về quan hệ Việt - Mỹ sau 10 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, nêu những kiến nghị, biện pháp tiếp tục phát triển quan hệ song phương.
- Từ ngày 19 đến 25-6-2005, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải thăm chính thức Hoa Kỳ.Hot: 500+ Đề thi vào 10 file word các Sở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có đáp án 2025 (chỉ từ 100k). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
- Tháng 10-1991, Hiệp định Hoà bình Pa-ri được kí kết, vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết. Quan hệ giữa Việt Nam với nhóm nước sáng lập ASEAN từ đối đầu chuyển sang giai đoạn hoà bình, hợp tác.
- Từ thập niên cuối thế kỉ XX đến nay, ASEAN không ngừng phát triển, trở thành một tổ chức liên kết khu vực chặt chẽ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
- Các sự kiện chính trong quá trình phát triển của ASEAN từ sau năm 1991:
+ 1992, Kí thoả thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA).
+ 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
+ 1997, Thông qua Tầm nhìn ASEAN năm 2020; Lào, Mi-an-ma gia nhập ASEAN
+ 1999, Cam-pu-chia gia nhập ASEAN, hoàn thành mục tiêu trở thành tổ chức khu vực với 10 quốc gia thành viên.
+ 2003, Ra Tuyên bố Ba-li II, xác định mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN.
+ 2007, Công bố Hiến chương ASEAN.
+ 2015, Chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.
+ 2016, thông qua Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN 2025.
Lời giải
- Về đối nối:
+ Mỹ tiếp tục duy trì chế độ cộng hoà, đứng đầu là Tổng thống, hai đảng Dân chủ và Cộng hoà thay nhau cầm quyền. Các đời tổng thống Mỹ thực hiện những biện pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia,...
+ Bên cạnh đó, nước Mỹ vẫn tồn tại nhiều bất ổn, dẫn đến sự bùng nổ của các xung đột, bê bối chính trị, đặc biệt nghiêm trọng nhất là vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001.
- Về đối ngoại:
+ Chính quyền các tổng thống Mỹ tìm cách can thiệp vào vấn đề quốc tế với tư cách siêu cường, cố gắng thiết lập trật tự thế giới mới theo xu hướng đơn cực, gây ra chiến tranh tại Áp-ga-ni-xtan, I-rắc,...
+ Sau năm 2001, thực hiện chính sách chống khủng bố toàn cầu và cạnh tranh với các cường quốc khác, Mỹ liên tục tăng chi tiêu ngân sách quốc phòng, xây dựng lực lượng quân đội đông đảo và hiện đại.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.