Câu hỏi:
18/07/2024 7,739I. Phần Đọc hiểu
Đọc văn bản:
TRONG SƯƠNG HỒNG HIỆN RA
(Tóm tắt: Nhà A1 của khu nhà tập thể Cánh Đồng Xanh bị sụt nghiêng khiến Tân, một chàng trai 17 tuổi, bị điện giật rơi vào cơn hôn mê. Trong cơn hôn mê, Tân đã đi ngược thời gian về 20 năm trước. Ở đó, Tân đã được sống trong hoàn cảnh chiến tranh, chứng kiến những trận ném bom phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, được gặp bà (khi đó bà còn trẻ), gặp cha mẹ mình thuở mới yêu nhau và gặp những con người của 20 năm trước. Chuyến du hành xuyên thời gian đã giúp Tân hiểu thêm nhiều điều về cuộc sống và thêm trân quý những khoảnh khắc đầm ấm bên gia đình.).
– Này cháu – Bà mẹ lay nhẹ bên vai trần nóng giấy của chàng trai – Cháu ơi dậy nào... [...]
– Ôi, bà! – Chàng trai mệt mỏi thốt lên.
– Cháu hãy gọi là bác. – Bà mẹ dịu dàng sửa lại.
Gọi là bác? Không đâu, sao có thể lạ lùng như vậy? Cặp môi bà với những rãnh nhỏ màu quết trầu. Nửa đường lông mày bên trái bạc trắng từ hồi nào trong quá khứ. Đúng là bà rồi. Nhưng bà có chiếc áo bông sa tanh đen chần hạt lựu bao giờ đâu? Nhưng vì sao bà bỗng quá trẻ và ăn mặc khác lối như vậy? Nhưng vì sao bà nhắc mình hãy gọi bà là bác?
– Cháu tên là gì, cháu từ đâu tới đây? – Bà mẹ hỏi.
– Ôi, sao bà lại hỏi cháu như vậy? – Chàng trai rất muốn ngồi dậy, ôm lấy bà, quay một vòng như vẫn đùa mỗi khi ở trường về, nhưng tấm thân sốt nóng vẫn dán chặt trên giường. – Cháu Tân đây mà. Nhà cháu ở đây... [...]
Từ phía đầu giường, Đô nhích lại, đứng sát bên mẹ. Lúc này Tân mới thấy cùng với bà trong nhà còn có một chàng trai nữa. Nhưng tại sao lại là chàng trai? Bố đấy thôi. Cái mùi mồ hôi nồng nàn, mùi da thịt của bố, Tân đã hít thở từ thuở sơ sinh, được bế ẵm trong lòng. [...]
– Bố ơi.
Tân gọi như rên. Lúc ốm, cậu bỗng muốn nũng nịu một chút.
– Minh tên là Đô. – Chàng trai lúng túng vì cách xưng hô của Tân, vội vàng tự giới thiệu. – Thế là chúng ta đã quen nhau. Hãy gọi mình là anh. [...]
Lúc bữa cơm được dọn ra bàn, Đô đánh thức Tân dậy. Bà mẹ đưa cho Tân hai viên thuốc cảm và cốc nước nóng, rồi chép miệng ái ngại:
– Cháu uống thuốc đi, rồi ra ăn cơm. Thời tiết độ này làm nhiều người cảm cúm quá.
Tân lờ đờ bước lại bên bàn ăn, trên người là bộ quần áo ấm Đô vừa đưa cho, có cảm giác gần gũi khi nhận ra những món ăn quen thuộc và ưa thích của gia đình. Có thể theo thời gian, con người sẽ thay đổi nhiều hơn là những món ăn hợp khẩu vị của họ.
– Thế không chờ mẹ cháu về cùng ăn hả bà? – Tân cầm đũa và thuận miệng hỏi.
– Sao cơ? Cháu đến đây cùng mẹ à? Mẹ cháu đâu rồi? Mẹ cháu là ai? [...]
Mặc dù chưa lấy lại được sự hoạt bát bình thường, Tân không khỏi mỉm cười thích thú:
– Mẹ cháu là ai? Bà quên thì để cháu nhắc cho bà nhớ: mẹ cháu là ma-đam Yến, giảng viên trường Đại học Sư phạm. Còn bố cháu là Hoàng Đô, cán bộ sở Giao thông.
Nói câu cuối cùng, Tân láu lỉnh đưa mắt nhìn Đô như kéo thêm một đồng minh đề cùng đùa bà nội. Nhưng Đô đã buông bát, ngồi thẳng đơ, hết nhìn Tân lại nhìn mẹ, vừa ngạc nhiên, vừa ngượng. Chú chàng này đã đọc vanh vách tên họ nghề nghiệp của Đô cùng với tên cô bạn gái mà Đô mới chia tay cách đây một giờ. Đô chưa hề giới thiệu Yến với mẹ, và anh chỉ muốn ra hiệu cho Tân, như với một người bạn trót để lộ một bí mật chưa công bố, nhưng không kịp. [...]
Tân lạc về tận năm sáu mươi bảy, hai mươi năm trước thời điểm cậu đang sống. Không thể nhớ được Tân đã đi bằng phương tiện gì để tới đây? Lần cuối cùng ở năm tám bảy thì Tân đã nhớ ra, đó là lúc nhà A1 của khu tập thể Cánh Đồng Xanh bị sụt nghiêng, Tân dìu bà chạy ra bãi cỏ, rồi quay trở vào. Cảm giác cuối cùng là bị tuột dép bên chân phải, bàn chân bỏng giấy, đau nhói lên tận tim óc. Sau đó là chuyến bay trong lòng đất, dọc theo một đường hầm hun hút gió... Một chuyến ra đi như thế, làm sao biết được bao giờ mới đến ngày về, và về bằng phương tiện gì đây?
Đây cũng là nhà của Tân, có bà, có bố, nhưng không phải là bà và bố của những năm Tân sống. Tân bỗng nhớ cồn cào những buổi chiều sau khi tắm giặt và ăn chút chè đỗ đen, rồi đến nhà cô bạn xấu xí, rủ nhau đi học nhảy. Nhớ không khí gia đình những buổi tối ngồi xem ti vi, vừa xem vừa ồn ào bình phẩm và tranh cãi. [...]
Chuyện như còn hiển hiện ra đó, những buổi tối đoàn tụ cùng gia đình sau một ngày lao động vất vả vào cái năm tám bảy, thế mà đã thành quá khứ, lại là “quá khứ” của năm 1967? Cũng như đôi khi Tân ao ước được trở lại tuổi thơ, được sắm quần áo mới sặc sỡ, được mua nhiều quà bánh, bây giờ đây Tân mong được trở lại với “quá khứ” biết bao.
(Hồ Anh Thái, Trong sương hồng hiện ra,
NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2005, tr. 221 – 239)
Đoạn Tóm tắt cung cấp những thông tin gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Đoạn trích trên kể về cuộc gặp gỡ giữa Tân với những ai và vào thời gian nào?
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
“Quá khứ” mà nhân vật Tân “mong được trở lại” là gì? Vì sao?
Lời giải của GV VietJack
Câu 4:
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn văn sau:
– Này cháu. – Bà mẹ lay nhẹ bên vai trần nóng giấy của chàng trai. – Cháu ơi dậy nào... [...]
– Ôi, bà! – Chàng trai mệt mỏi thốt lên.
– Cháu hãy gọi là bác. – Bà mẹ dịu dàng sửa lại.
Gọi là bác? Không đâu, sao có thể lạ lùng như vậy? Cặp môi bà với những rãnh nhỏ màu quết trầu. Nửa đường lông mày bên trái bạc trắng từ hồi nào trong quá khứ. Đúng là bà rồi. Nhưng bà có chiếc áo bông sa tanh đen chần hạt lựu bao giờ đâu? Nhưng vì sao bà bỗng quá trẻ và ăn mặc khác lối như vậy? Nhưng vì sao bà nhắc mình hãy gọi bà là bác?
– Cháu tên là gì, cháu từ đâu tới đây? – Bà mẹ hỏi.
Lời giải của GV VietJack
Đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn văn:
– Hình thức đối thoại, có sự đổi vai giữa người nói và người nghe (Tân và bà).
– Ngôn ngữ giản dị, đời thường, sử dụng các từ biểu cảm, từ hô gọi để thể hiện thái độ, cảm xúc của những người tham gia giao tiếp (Cháu ơi dậy nào, Ôi, bà!, Không đâu, sao có thể, bà bỗng quá trẻ,...).Câu 5:
Anh / Chị tiếp nhận được thông điệp nào từ văn bản trên? Thông điệp đó có ý nghĩa gì với cuộc sống hiện nay?
Lời giải của GV VietJack
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
“Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống. Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn.”.
(Mac Anderson, Điều kỳ diệu của thái độ sống,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr. 68)
Anh / Chị có đồng tình với quan điểm trên không? Hãy trình bày suy nghĩ của bản thân qua một bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ).
Câu 2:
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá một trong những đặc điểm nghệ thuật (nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, hoặc ngôn ngữ,...) của tiểu thuyết hiện đại được thể hiện qua văn bản Trong sương hồng hiện ra ở phần Đọc hiểu.
Câu 3:
Đoạn trích trên kể về cuộc gặp gỡ giữa Tân với những ai và vào thời gian nào?
Câu 5:
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong đoạn văn sau:
– Này cháu. – Bà mẹ lay nhẹ bên vai trần nóng giấy của chàng trai. – Cháu ơi dậy nào... [...]
– Ôi, bà! – Chàng trai mệt mỏi thốt lên.
– Cháu hãy gọi là bác. – Bà mẹ dịu dàng sửa lại.
Gọi là bác? Không đâu, sao có thể lạ lùng như vậy? Cặp môi bà với những rãnh nhỏ màu quết trầu. Nửa đường lông mày bên trái bạc trắng từ hồi nào trong quá khứ. Đúng là bà rồi. Nhưng bà có chiếc áo bông sa tanh đen chần hạt lựu bao giờ đâu? Nhưng vì sao bà bỗng quá trẻ và ăn mặc khác lối như vậy? Nhưng vì sao bà nhắc mình hãy gọi bà là bác?
– Cháu tên là gì, cháu từ đâu tới đây? – Bà mẹ hỏi.
Câu 6:
Anh / Chị tiếp nhận được thông điệp nào từ văn bản trên? Thông điệp đó có ý nghĩa gì với cuộc sống hiện nay?
về câu hỏi!