Câu hỏi:
18/07/2024 9,513II. Làm văn
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về vấn đề: Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc gìn giữ môi trường mạng xã hội tích cực, có văn hóa.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
HS cần nêu được các ý chính sau đây:
a) Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc gìn giữ môi trường mạng xã hội tích cực, có văn hóa.
b) Thân đoạn:
b.1. Giải thích: “Mạng xã hội” là gì? Hiểu “môi trường mạng xã hội tích cực, có văn hóa” là như thế nào và có ý nghĩa gì?
b.2. Nêu thực trạng của việc tham gia mạng xã hội của giới trẻ ngày nay. (Gợi ý: Ưu và nhược điểm; chú ý nêu những hạn chế, mặt trái, việc lạm dụng, nghiện mạng xã hội của nhiều bạn trẻ.).
b.3. Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc gìn giữ môi trường mạng xã hội tích cực, có văn hóa bằng những hành động, việc làm cụ thể như thế nào? (Gợi ý: khi sử dụng cần có động cơ mục tiêu đúng đắn, hiệu quả; kiểm soát được thời gian, ngôn ngữ, hành vi; tuyên truyền, định hướng, nhắc nhở những người xung quanh chung tay xây dựng môi trường mạng xã hội văn minh,...).
c) Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề, ví dụ: Tài khoản mạng xã hội phản ánh chân dung và nhân cách mỗi người, gìn giữ môi trường mạng xã hội tích cực, có văn hóa là trọng trách của giới trẻ và mọi người.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Anh / Chị viết bài văn (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá cách cảm nhận vẻ đẹp của mùa thu trong hai đoạn văn sau:
– Quái lạ là cái mùa kì diệu: Tự nhiên trời chỉ đối màu, gió chỉ thay chiều làm rung một cái lá ngô đồng, thế là bao nhiêu cảnh vật đều nhuộm một màu tê tái, làm cho lòng người đa cảm tự nhiên thấy se sắt, tư lương. Thế là trời đất cỏ cây tự nhiên hiện ra dưới một lăng kính mới: Trăng sáng đẹp là thế cũng hóa ra buồn, trời bát ngát yêu thương như thể mà cũng hóa ra tê tải, sông nước đẹp mênh mông như thế mà cũng hóa ra đìu hiu lạnh.
Ngay đến cái thân mình, bình thường chẳng làm sao, vậy mà không hiểu con có nào thấy gió thu về xào xạc ngoài hiên mình cũng tự nhiên thấy thương cho thân thế và bâng khuâng buồn nhớ. Nhớ cái gì, buồn cái gì, không rõ rệt. Chính vào lúc bóng tối chưa tan, người vợ thấy chồng chong một ngọn đèn con lên pha trà uống một mình và khe khẽ ngâm thơ cũng không hiểu tại sao chồng lại bâng khuâng như vậy.
(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn học, Hà Nội, 2008, tr. 170)
– Lá không vàng, lá không rụng, lá lại thêm xanh; ấy là mùa thu đã về; mùa thu mới về, yêu điệu thục nữ... Có ai thổi cơm mà khói nhẹ mơ hồ đâu đây...
Chưa có sương mù, chưa có hẳn sương mờ; chỉ là đôi thoáng sương mờ, mỏng như chiêm bao. Mặt Trời nhạt vừa khuất mây, thì khối lá biếc hơi nhoà; Mặt Trời vừa ló lại ánh vàng, thì khối lá lại hiện nguyên sắc biếc; không biết có phải sương thu mới nhóm, hay đó chỉ là sự huyền ảo của chính hồn tôi?
Mùa thu đến với cõi đời như một cô gái xưa đi về nhà chồng; nàng thu bước đi rất khoan thai, tà áo thướt tha, chân không có tiếng. Thân hình nàng uốn éo rất thanh quý, mặt ngọc của nàng che sau cánh quạt mở, thỉnh thoảng cánh quạt khẽ chệch, để lộ đôi mắt êm như trời xanh buổi chiều.
(Xuân Diệu, Thu, in trong Tản văn hiện đại Việt Nam
(Lê Trà My tuyển chọn), NXB Hải Phòng, 2011, tr. 45)
Câu 3:
Xác định mục đích của các tác giả khi dẫn ra chia sẻ của anh David Trương.
Câu 4:
Chỉ ra những kết hợp từ ngữ bất bình thường trong ngữ liệu sau và phân tích hiệu quả của chúng: “Những đứt gãy về mặt giao tiếp, góc nhìn giữa các thế hệ, bên cạnh những điều kiện khách quan do văn hoá, môi trường sống đem lại thì không thể phủ nhận sự góp mặt của mạng xã hội, việc theo dõi và tin theo dòng chảy thông tin trên đó.”.
Câu 5:
Đánh giá của anh/ chị về thái độ của các tác giả khi đặt nhan đề tiểu mục: Những “giáo sư” mạng xã hội.
Câu 6:
Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa sâu sắc với bản thân? Lí giải.
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!