(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 22)

176 lượt thi 7 câu hỏi 120 phút

Text 1:

I. Phần Đọc hiểu 

Đọc đoạn trích:

Trong cuộc giao lưu và hòa vào dòng chảy của các giá trị văn hóa ở thời đại số, mạng xã hội và các ứng dụng trở thành một nhân tố rất quan trọng. Nhưng thay vì tạo ra một thế giới gắn kết nhiều hơn, các ứng dụng có đang vạch ra ranh giới khoảng cách giữa các thế hệ?

“Facebook đang trở thành mảnh đất hoang cằn cỗi đầy người già.” – một câu nói lặp đi lặp lại trên các bài báo trong vài năm trở lại đây. Facebook vân đang đứng đầu thế giới với 2,9 tỉ người dùng hằng tháng, theo báo cáo của Statista[1]). Ứng dụng đối thủ trực tiếp của nó, TikTok, vẫn mới chỉ cán mốc 1 tỉ người vào đầu năm nay. Thế nhưng, điều khiến Facebook đang rơi vào khủng hoảng lại nằm ở vấn đề nhân khẩu học. Các nghiên cứu của Trung tâm Pew hay eMarketer đều chỉ ra đa số người dùng nền tảng mạng xã hội này là người lớn tuổi, trong khi thế hệ trẻ đang đổ dồn sang TikTok.

Mối quan hệ chất lượng

Thấy một nhóm bạn ngồi cùng nhau mà mỗi người chăm chú vào một máy điện thoại. Một gia đình đi ăn mà người lớn người nhỏ đều tập trung vào màn hình, phản ứng ban đầu của nhiều người là cảm thán rằng xã hội đang có quá nhiều người mê sống ảo mà bỏ bê mối quan hệ thực. Nhưng nếu mối quan hệ thực đủ hấp dẫn thì chiếc điện thoại có đủ sức cạnh tranh? […]

Cũng đáng nói là gen Y và Z không chỉ rong chơi trên Internet. Theo một khảo sát của Pew Research Center, năm 2021 thế hệ Y và Z[2] ở Mỹ nổi bật về sự tham gia của họ trong vấn đề về biến đổi khí hậu. So với những người lớn tuổi, thế hệ Z và Y kêu gọi nhiều hơn về nhu cầu hành động với biến đổi khí hậu. Trong số những người dùng mạng xã hội, họ xem nhiều nội dung về biến đổi khí hậu trực tuyến hơn và hành động nhiều hơn.

Sẽ còn quá sớm để khẳng định những thói quen dùng mạng xã hội tác động đến sự khác biệt giữa các thế hệ, dẫn đến sự biến động các hệ giá trị từ gia đình đến rộng hơn là văn hóa. Nhưng trước những chuyển mình quá nhanh, quá khó đoán của mạng xã hội và các ứng dụng, việc nuôi dưỡng những giá trị căn cốt, nền tảng hơn lúc nào hết càng phải được đặt lên trên hết.

Những “giáo sư” mạng xã hội

Mạng xã hội là môi sinh màu mỡ cho tin giả. Chỉ cần khoác chiếc áo blouse trắng, ai cũng có thể trở thành chuyên gia và cho lời khuyên về cách chăm sóc sức khoẻ, bên dưới không quên kèm đường dẫn bán sản phẩm.

Có lẽ chưa thời đại nào mà các nhà phân tích tài chính, bác sĩ, giáo sư, tiến sĩ,... lại có nhiều thời gian đến vậy để tham gia mạng xã hội. Sự bùng nổ của những nội dung ngắn càng khiến lượng tin giả khổng lồ được tiêu thụ vì người dùng thiếu dữ liệu đề xác minh thông tin cũng như bị choáng ngợp bởi số lượng tin tức dày đặc.

Chia sẻ với “Tuổi Trẻ”, anh David Trương, sống tại New York, Mỹ, cho biết bản thân anh cũng biết được một số bạn trẻ gặp xung đột với người lớn tuổi trong gia đình khi không thể thuyết phục người nhà đừng tin, đừng xem những thông tin không chính xác trên YouTube. Trong khi thế hệ trẻ người Việt sinh trưởng ở nước ngoài, được ví von như những trái chuối “ngoài vỏ vàng, trong ruột trắng”, đã bộc lộ những suy nghĩ và phản ứng có sự cách biệt với thế hệ lớn tuổi dù nguồn cội vẫn là gốc gác Á Đông. Do đó, họ sẽ phản ứng thẳng thắn khi không cùng quan điểm.

Những đứt gãy về mặt giao tiếp, góc nhìn giữa các thế hệ, bên cạnh những điều kiện khách quan do văn hoa, môi trường sống đem lại thì không thể phủ nhận sự góp mặt của mạng xã hội, việc theo dõi và tin theo dòng chảy thông tin trên đó.

(Theo Hồng Vân, Mai Thuy, Hộ chiếu văn hóa Việt Nam – Văn hóa thời đại số:

Mạng xã hội và mối lo ngại phân cực thế hệ, dẫn theo tuoitre.vn)



[1] Statista: là một nền tảng trực tuyến của Đức, chuyên thu thập và trực quan hóa dữ liệu.

[2] Gen Y (tiếng Anh: Generation Y): những người được sinh ra trong khoảng từ năm 1981 đến 1996; Gen Z (tiếng Anh: Generation Z): những người được sinh ra trong khoảng từ năm 1997 đến 2012.

Danh sách câu hỏi:

Câu 7:

Anh / Chị viết bài văn (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá cách cảm nhận vẻ đẹp của mùa thu trong hai đoạn văn sau:

– Quái lạ là cái mùa kì diệu: Tự nhiên trời chỉ đối màu, gió chỉ thay chiều làm rung một cái lá ngô đồng, thế là bao nhiêu cảnh vật đều nhuộm một màu tê tái, làm cho lòng người đa cảm tự nhiên thấy se sắt, tư lương. Thế là trời đất cỏ cây tự nhiên hiện ra dưới một lăng kính mới: Trăng sáng đẹp là thế cũng hóa ra buồn, trời bát ngát yêu thương như thể mà cũng hóa ra tê tải, sông nước đẹp mênh mông như thế mà cũng hóa ra đìu hiu lạnh.

Ngay đến cái thân mình, bình thường chẳng làm sao, vậy mà không hiểu con có nào thấy gió thu về xào xạc ngoài hiên mình cũng tự nhiên thấy thương cho thân thế và bâng khuâng buồn nhớ. Nhớ cái gì, buồn cái gì, không rõ rệt. Chính vào lúc bóng tối chưa tan, người vợ thấy chồng chong một ngọn đèn con lên pha trà uống một mình và khe khẽ ngâm thơ cũng không hiểu tại sao chồng lại bâng khuâng như vậy.

(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn học, Hà Nội, 2008, tr. 170)

– Lá không vàng, lá không rụng, lá lại thêm xanh; ấy là mùa thu đã về; mùa thu mới về, yêu điệu thục nữ... Có ai thổi cơm mà khói nhẹ mơ hồ đâu đây...

Chưa có sương mù, chưa có hẳn sương mờ; chỉ là đôi thoáng sương mờ, mỏng như chiêm bao. Mặt Trời nhạt vừa khuất mây, thì khối lá biếc hơi nhoà; Mặt Trời vừa ló lại ánh vàng, thì khối lá lại hiện nguyên sắc biếc; không biết có phải sương thu mới nhóm, hay đó chỉ là sự huyền ảo của chính hồn tôi?

Mùa thu đến với cõi đời như một cô gái xưa đi về nhà chồng; nàng thu bước đi rất khoan thai, tà áo thướt tha, chân không có tiếng. Thân hình nàng uốn éo rất thanh quý, mặt ngọc của nàng che sau cánh quạt mở, thỉnh thoảng cánh quạt khẽ chệch, để lộ đôi mắt êm như trời xanh buổi chiều.

(Xuân Diệu, Thu, in trong Tản văn hiện đại Việt Nam

(Lê Trà My tuyển chọn), NXB Hải Phòng, 2011, tr. 45)


4.6

35 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%