(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 8)

  • 139 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 2:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

THÁNG MƯỜI

Những ngọn khỏi trẻ chăn trâu đốt rạ trên cánh đồng sau vụ gặt

Thở vào ta hương vị tháng Mười

Sau mỗi gốc rạ khô tiếng gió ngân lên thổi qua những bẹ lá tướp

Ta nghe có người nấp sau đó gọi ta, và ta đi, ta đi...

Ta đi qua tháng Mười, ta đi qua tiếng gọi buổi chiều của mẹ

Mây trời vun lên những đống rơm khô

Dấu chân ta xóa dấu chân chú bê vàng lạc mẹ và dấu chân chú bê vàng xóa dấu chân ta

Khi bóng đêm vụt ra đứng chặn trước mặt tạ ta vôi quay lại tìm dấu chân mình

Òa khóc.

Ta tin có một mụ phù thủy đã biến ta thành một chú bê

Giờ chẳng còn tháng Mười xưa, chẳng còn ngọn khói xưa, chẳng còn...

Ta đợi mãi đợi mãi một mụ phù thủy

Từ tháng Mười một bay về để biến ta thành chú bê xưa.

(Sự mất ngủ của lửa – Nguyễn Quang Thiều, NXB Hội nhà văn, 2015)

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Những ngọn khỏi trẻ chăn trâu đốt rạ trên cánh đồng sau vụ gặt

Thở vào ta hương vị tháng Mười

Sau mỗi gốc rạ khô tiếng gió ngân lên thổi qua những bẹ lá tướp

Ta nghe có người nấp sau đó gọi ta, và ta đi, ta đi...

Ta đi qua tháng Mười, ta đi qua tiếng gọi buổi chiều của mẹ

Xem đáp án

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn:

- Ẩn dụ: “thở”

- Điệp ngữ: “ta đi”

- Điệp cấu trúc: “ta đi qua...”


Câu 3:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

THÁNG MƯỜI

Những ngọn khỏi trẻ chăn trâu đốt rạ trên cánh đồng sau vụ gặt

Thở vào ta hương vị tháng Mười

Sau mỗi gốc rạ khô tiếng gió ngân lên thổi qua những bẹ lá tướp

Ta nghe có người nấp sau đó gọi ta, và ta đi, ta đi...

Ta đi qua tháng Mười, ta đi qua tiếng gọi buổi chiều của mẹ

Mây trời vun lên những đống rơm khô

Dấu chân ta xóa dấu chân chú bê vàng lạc mẹ và dấu chân chú bê vàng xóa dấu chân ta

Khi bóng đêm vụt ra đứng chặn trước mặt tạ ta vôi quay lại tìm dấu chân mình

Òa khóc.

Ta tin có một mụ phù thủy đã biến ta thành một chú bê

Giờ chẳng còn tháng Mười xưa, chẳng còn ngọn khói xưa, chẳng còn...

Ta đợi mãi đợi mãi một mụ phù thủy

Từ tháng Mười một bay về để biến ta thành chú bê xưa.

(Sự mất ngủ của lửa – Nguyễn Quang Thiều, NXB Hội nhà văn, 2015)

Anh/ chị hiểu như thế nào về hình ảnh “chú bê” được nhắc tới trong văn bản?

Xem đáp án

- Ý nghĩa của hình ảnh “chú bê” trong các câu thơ:

+ “Chú bê” trong các câu thơ “Dấu chân ta xóa dấu chân chú bê vàng lạc mẹ” và “dấu chân chú bê vàng xóa dấu chân ta” là hình ảnh tả thực.

+ “Chú bê” trong câu “Ta tin có một mụ phù thủy đã biến ta thành một chú bê” là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho sự ngây thơ, non nớt và trí tưởng tượng hồn nhiên của đứa trẻ.

- Nhận xét: từ một hình ảnh thực, tác giả đã chuyển hóa thành một hình ảnh tượng trưng giàu sức gợi, giàu cảm xúc, giàu khả năng liên tưởng để diễn đạt thế giới tâm hồn trong sáng của đứa trẻ trong quá khứ. Từ đó, tạo khả năng kết nối đến hiện tại trong đoạn cuối bài thơ.


Câu 4:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

THÁNG MƯỜI

Những ngọn khỏi trẻ chăn trâu đốt rạ trên cánh đồng sau vụ gặt

Thở vào ta hương vị tháng Mười

Sau mỗi gốc rạ khô tiếng gió ngân lên thổi qua những bẹ lá tướp

Ta nghe có người nấp sau đó gọi ta, và ta đi, ta đi...

Ta đi qua tháng Mười, ta đi qua tiếng gọi buổi chiều của mẹ

Mây trời vun lên những đống rơm khô

Dấu chân ta xóa dấu chân chú bê vàng lạc mẹ và dấu chân chú bê vàng xóa dấu chân ta

Khi bóng đêm vụt ra đứng chặn trước mặt tạ ta vôi quay lại tìm dấu chân mình

Òa khóc.

Ta tin có một mụ phù thủy đã biến ta thành một chú bê

Giờ chẳng còn tháng Mười xưa, chẳng còn ngọn khói xưa, chẳng còn...

Ta đợi mãi đợi mãi một mụ phù thủy

Từ tháng Mười một bay về để biến ta thành chú bê xưa.

(Sự mất ngủ của lửa – Nguyễn Quang Thiều, NXB Hội nhà văn, 2015)

Thông điệp ý nghĩa nhất với anh/ chị từ văn bản trên là gì? Hãy lý giải.

Xem đáp án

- Thông điệp ý nghĩa nhất: Biết trân trọng, ghi nhớ những giá trị của quá khứ, con người sẽ sống thành thật, trong trẻo hơn.

- Lí giải: Thông điệp cho tôi nhận thức được cuộc sống mỗi ngày đều rất đáng quý. Những gì đã diễn ra trong quá khứ là nần tảng để xây dựng cuộc sống hiện tại và tương lai. Trân trọng quá khứ, con người sẽ biết trân trọng những gì mình đang có và sống thành thật, trong trẻo, ý nghĩa hơn.


Câu 5:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về điều cần làm để không đánh mất hi vọng.

Xem đáp án

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Điều cần làm để không đánh mất hi vọng.

 c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề điều cần làm để không đánh mất hi vọng.

Có thể theo hướng:

- Luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan với những suy nghĩ tích cực nhất có thể trước mọi vấn đề trong cuộc sống.

- Luôn yêu thương, trân trọng và tin tưởng vào chính bản thân hoặc người khác.

- Học cách vượt qua các thử thách chông gai để dần dần quen với việc đó.

- Suy nghĩ xem hi vọng có nghĩa là gì, biết được độ quan trong của hi vọng và từ đó sẽ biết giữ lấy hi vọng.

- Đối mặt với lo âu và tuyệt vọng (học cách chiến thắng),...


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận