Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn (Đề 8)

327 lượt thi 6 câu hỏi 60 phút

Text 1:

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau: 

Có một lần tôi đi xem kịch, màn 1 kết thúc, cô MC nói xin quý vị khán giả một tràng pháo tay. Cả khán phòng đầy ắp khán giả nhưng chỉ lác đác, lẹt đẹt có mấy cái vỗ tay. Tôi hỏi anh bạn ngồi bên cạnh, kịch có hay không anh? Anh trả lời một hơi: - Hay quá, không ngờ kịch lại hay như vậy. Nhiều năm nay tôi không đi xem kịch, bữa nay vì người ta tặng vé nên đi thử, không ngờ kịch hay như thế. Lần sau, nếu không ai tặng vé thì cũng sẽ mua vé để đi coi. 

- Nhưng lúc nãy tôi thấy anh không vỗ tay, tôi hỏi. Và anh ấy trả lời một cách rất tự nhiên rằng, đã có người khác vỗ rồi, nên mình không vỗ cũng được. 

Vậy là rõ rồi, anh ấy và hầu hết mọi người trong khán phòng đều không vỗ tay, không hẳn vì họ không thích vở kịch. Họ không vỗ tay là vì ai cũng nghĩ rằng, “đã có người khác vỗ rỗi, nên mình không vỗ cũng  được”. Và vì ai cũng nghĩ như vậy nên rốt cuộc chẳng mấy ai vỗ tay. 

Có mấy điều suy nghĩ từ câu chuyện này: 

Một là, về khán giả của vở kịch. Chuyện gì sẽ đến khi mà hầu hết khán giả tiết kiệm một tràng vỗ tay để cổ vũ và tán thưởng, dù các nghệ sĩ rất xứng đáng được như vậy? Điều đó có thể khiến cho người nghệ sĩ biểu diễn mất dần cảm hứng, và những tiết mục càng về sau của họ sẽ không còn xuất sắc như lúc đầu nữa. Và người thiệt thòi chính là khán giả chứ không phải ai khác. Trái lại, nếu mỗi người đều có ý thức vỗ tay thì sẽ tạo nên những tràng pháo tay vang dội, khiến cho người nghệ sĩ cảm thấy mình được trân trọng, phần biểu diễn của họ sẽ càng trở nên thăng hoa hơn và khán giả sẽ được thưởng thức nghệ thuật đích thực. 

Hai là, về phương diện xã hội, nếu như ai cũng thoái thác trách nhiệm của mình, ai cũng ỷ lại người khác như vậy thì xã hội sẽ ra sao? 

Ba là, về phương diện cá nhân, nếu mình thấy vở kịch hay thì cứ vỗ tay, còn ai có vỗ tay hay không là chuyện của họ, mình không bận tâm lắm, đó mới là cách nghĩ và cách hành xử của con người tự do và tự trị. Nói cách khác, con người tự do/ tự trị sẽ hành động theo “tiếng gọi bên trong” của mình, họ sẽ không hành xử theo kiểu bầy đàn (mọi người sao thì mình vậy, luôn giống mọi người), họ sẽ không hành động theo kiểu khuôn mẫu (hồi trước sao thì bây giờ sẽ như vậy), họ sẽ không hành xử theo kiểu luôn khác (tôi phải luôn khác biệt với mọi người), và họ cũng không ỷ lại cho người khác (nếu đó là trách nhiệm cá nhân của mình thì  mình sẽ làm, không cần biết là người khác có làm hay không). 

(Giản Tư Trung, Đúng việc - một góc nhìn về câu chuyện khai minh,

NXB Tri thức, tr. 33-34)

Danh sách câu hỏi:

4.6

65 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%