(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 28)

  • 139 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 3:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Màu hoa còn lại

Ba mươi năm tiếng súng đã lặng yên

Đất đã trở về với khoai với lúa

Miền đất xưa lẫy lừng một thuở;

Những Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam...

Chiến thắng đã qua, thương nhớ những anh hùng:

Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót

Màu ban trắng khắp đèo cao vực thẳm

Cỏ xanh rờn như tiếng hát lan xa...

Con đường nào các anh đã đi qua

Máu thấm đất mồ hôi đầm trấn thủ?

Dân công đi ào ào như thác lũ

Những câu hò vượt núi vút lên cao...

 

Thời gian trôi qua những chiến hào

Qua nỗi khổ niềm vui ngày chiến thắng

Chỉ còn lại một màu da rất trắng

Như ban đầu miền đất mới khai sinh.

(Trích Xuân Quỳnh, Thơ và đời, NXB Văn hóa thông tin, 1984, trang 80)

Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung của những dòng thơ sau:

Con đường nào các anh đã đi qua

Máu thấm đất mồ hôi đầm trấn thủ?

Xem đáp án

Nội dung các câu thơ:

- Bằng hình thức câu hỏi tu từ, tác giả khẳng định người lính đã in dấu chân của mình trên bao con đường. Mỗi con đường đều ghi lại những hi sinh “máu thấm đất”, gian khổ, vất vả “mồ hôi đầm trấn thủ” của các anh.

- Tác giả thể hiện nỗi xót xa trước những vất vả, hi sinh của người lính đồng thời trân trọng ngợi ca, biết ơn những cống hiến của các anh trong cuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc.


Câu 4:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Màu hoa còn lại

Ba mươi năm tiếng súng đã lặng yên

Đất đã trở về với khoai với lúa

Miền đất xưa lẫy lừng một thuở;

Những Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam...

Chiến thắng đã qua, thương nhớ những anh hùng:

Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót

Màu ban trắng khắp đèo cao vực thẳm

Cỏ xanh rờn như tiếng hát lan xa...

Con đường nào các anh đã đi qua

Máu thấm đất mồ hôi đầm trấn thủ?

Dân công đi ào ào như thác lũ

Những câu hò vượt núi vút lên cao...

 

Thời gian trôi qua những chiến hào

Qua nỗi khổ niềm vui ngày chiến thắng

Chỉ còn lại một màu da rất trắng

Như ban đầu miền đất mới khai sinh.

(Trích Xuân Quỳnh, Thơ và đời, NXB Văn hóa thông tin, 1984, trang 80)

Nhận xét về tình cảm của tác giả thể hiện trong những dòng thơ:

Thời gian trôi qua những chiến hào

Qua nỗi khổ niềm vui ngày chiến thắng

Chỉ còn lại một màu da rất trắng

Như ban đầu miền đất mới khai sinh.

Xem đáp án

- Tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn trích: nỗi niềm buồn vui lẫn lộn khi thăm lại chiến trường xưa: vui vì những chiến thắng của quân ta, buồn thương, tiếc nhớ những anh hùng đã hi sinh để làm nên thắng lợi; niềm tin tưởng, hi vọng về một cuộc sống mới đang bắt đầu ở nơi đây.

- Đây là những tình cảm chân thành, sâu sắc của một con người luôn tha thiết với lịch sử dân tộc.


Câu 5:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của truyền thống lịch sử trong cuộc sống.

Xem đáp án

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Vai trò của truyền thống lịch sử trong cuộc sống.

 c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề vai trò của truyền thống lịch sử trong cuộc sống. Có thể theo hướng:

- Truyền thống lịch sử là kết tinh tất cả những giá trị tốt đẹp nhất qua các thời đại lịch sử khác nhau của dân tộc để làm nên bản sắc riêng.

- Truyền thống lịch sử chính là sức mạnh tiềm ẩn, là nét độc đáo riêng, là

"hồn thiêng sông núi" của dân tộc, là sợi dây đặc biệt kết nối các cá nhân, các thế hệ cùng nhau chiến đấu, cống hiến để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

- Nhìn về truyền thống lịch sử, nhớ về cội nguồn với những hy sinh cao đẹp của cha ông cho đất nước có tác dụng nuôi dưỡng tư tưởng, tâm hồn thế hệ sau để họ sống và làm việc xứng đáng với các thế hệ đi trước.

- Ở giai đoạn nước ta đang trong quá trình phát triển và hội nhập với thế giới, nâng cao hiểu biết về truyền thống lịch sử là cách để chúng ta cùng quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua cánh cửa màu nhiệm mang tên “Truyền thống lịch sử”...


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận