(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 52)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
TIẾC THƯƠNG SINH THÁI
(1) [...] Cụm từ “tiếc thương sinh thái” xuất hiện lần đầu trong một bài viết vào năm 2018 của hai nhà khoa học xã hội Ashlee Cunsolo và Neville R. Ellis, trong đó họ định nghĩa tiếc thương sinh thái là nỗi đau khổ trước những mất mát về sinh thái mà con người hoặc là đã trải qua, hoặc là tin rằng đang ở phía trước. Những mất mát này có thể đa dạng, ví dụ như sự biến mất của các loài sinh vật hay sự thay đổi ở các cảnh quan quan trọng đối với đời sống tinh thần, song điểm chung là chúng đều do biến đổi khí hậu gây ra và đều khiến tâm trí con người phản ứng tương tự như khi mất người thân. Theo Cunsolo và Ellis, tiếc thương sinh thái là một phản ứng có thể đoán trước được, nhất là ở những cộng đồng vẫn còn sinh sống, làm việc và giữ các mối quan hệ văn hoa mật thiết với môi trường tự nhiên. Hai tác giả này đưa ra hai trường hợp cụ thể: những người Inuit ở miền Bắc Canada và những người làm nghề trồng trọt ở Australia. Lúc được hỏi về sự thay đổi môi trường chóng vánh ở nơi mình sống, cả hai cộng đồng này đều có chung những cảm xúc như nỗi thất vọng, u sầu, hay thậm chí là ý nghĩ muốn tự sát, mặc dù họ sinh sống ở hai nơi hoàn toàn khác nhau về mặt địa lí, phong tục tập quán, và còn bị ảnh hưởng bởi các loại thiên tai hoàn toàn khác nhau.
(2) [...] Như bất kì vấn đề sức khoẻ tâm thần nào khác, nỗi tiếc thương sinh thái ăn sâu vào tâm trí một người và thường xuyên đẩy họ vào trạng thái khủng hoảng hiện sinh. Cunsolo và Ellis ghi nhận câu trả lời của một người Inuit như sau: “Inuit là dân tộc băng biển. Băng biển không còn, làm sao chúng tôi còn là dân tộc băng biển được nữa?”. Và những cảm xúc như vậy thực sự cũng chẳng còn xa lạ gì nữa: khi rừng Amazon bốc cháy năm 2019, các tộc người bản địa ở Brazil như người Tenharim, người Guató và người Guarani đều đã nói rằng họ đang mất hết tất cả và khó có thể gìn giữ được truyền thống văn hoá của mình khi mà cảnh rừng quê hương đang bốc cháy ngùn ngụt. [...] Có thể thấy, đối với người ở nơi “tiền tuyến” của biến đổi khí hậu – cho dù là cộng đồng địa phương hay là các nhà nghiên cứu thực địa, việc chứng kiến và cảm nhận trực tiếp hậu quả của biến đổi khí hậu đã để lại tác động tâm lí nghiêm trọng, bởi những người này đã lâu ngày gần gũi và gắn bó với môi trường đang bị huỷ hoại [...].
(3) Tiếc thay, sau hàng thập kỉ biết đến mối nguy hại của biến đổi khí hậu, nỗi tiếc thương sinh thái đã bắt đầu ảnh hưởng tới cả người ở hậu phương. Tháng 12/ 2021, Caroline Hickman và cộng sự công bố một cuộc thăm dò về cảm xúc trước biến đổi khí hậu của 1 000 trẻ em và thanh thiếu niên từ mỗi quốc gia trong tổng số 10 nước Anh, Australia, Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Brazil, Hoa Kì, Nigeria, Pháp, Phần Lan và Philippines. Trong số những người được hỏi, 59% thấy “rất hoặc cực kì lo” về biến đổi khí hậu, và 45% thừa nhận rằng cảm xúc của họ về biến đổi khí hậu có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thường ngày. [...] Nỗi lo về biến đổi khí hậu và sự chấp nhận tận thế đang cận kề đều là các cảm xúc không hiếm gặp ở những người trẻ ngày nay, nhất là kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.
(4) Tiếc thương sinh thái và các cảm xúc khác do biến đổi khí hậu quả thật đều là các hiện tượng hoàn toàn mới của thế kỉ XXI, song chúng vẫn để lại tác động muôn hình vạn trạng. Như đã thảo luận ở phần trên, những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của những cảm xúc mới này bao gồm các cộng đồng người bản địa, các nhà khoa học thực địa nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cùng với các thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong một thế giới nơi sự nhận thức về biến đổi khí hậu đã thẩm thấu vào lời ăn tiếng nói hằng ngày. Ngoài ra, trong một
thế giới nơi những cộng đồng bên lề xã hội thường phải sống ở những địa điểm có nguy cơ bị biến đổi khí hậu huỷ diệt cao hơn, chúng ta cũng phải đề cập tới cả những người nghèo, những người da màu,... Có thể thấy, ảnh hưởng về sức khoẻ tâm thần của biến đổi khí hậu đã lan rộng ra cả nhân loại, chứ không còn là một vấn đề của một vài cá nhân nhất định nữa.
(5) [...] Tình trạng biến đổi khí hậu do con người đang để lại hậu quả ở cả cấp vi mô và vĩ mô, trên cả phương diện vật chất lẫn tinh thần. Nếu ở loài thằn lằn anole nâu, màng chân của chúng đang tiến hoả với tốc độ chóng mặt để thích ứng với những mùa bão ngày càng khắc nghiệt, thì ở con người, tâm lí của chúng ta cũng đang biến thiên nhanh không kém, dẫn đến những vấn đề sức khoẻ tâm thần mà người ở các thế kỉ trước sẽ chẳng thể nào đồng cảm được.
(Nguyễn Bình, Báo điện tử Tia sáng, 25-01-2022)
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
TIẾC THƯƠNG SINH THÁI
(1) [...] Cụm từ “tiếc thương sinh thái” xuất hiện lần đầu trong một bài viết vào năm 2018 của hai nhà khoa học xã hội Ashlee Cunsolo và Neville R. Ellis, trong đó họ định nghĩa tiếc thương sinh thái là nỗi đau khổ trước những mất mát về sinh thái mà con người hoặc là đã trải qua, hoặc là tin rằng đang ở phía trước. Những mất mát này có thể đa dạng, ví dụ như sự biến mất của các loài sinh vật hay sự thay đổi ở các cảnh quan quan trọng đối với đời sống tinh thần, song điểm chung là chúng đều do biến đổi khí hậu gây ra và đều khiến tâm trí con người phản ứng tương tự như khi mất người thân. Theo Cunsolo và Ellis, tiếc thương sinh thái là một phản ứng có thể đoán trước được, nhất là ở những cộng đồng vẫn còn sinh sống, làm việc và giữ các mối quan hệ văn hoa mật thiết với môi trường tự nhiên. Hai tác giả này đưa ra hai trường hợp cụ thể: những người Inuit ở miền Bắc Canada và những người làm nghề trồng trọt ở Australia. Lúc được hỏi về sự thay đổi môi trường chóng vánh ở nơi mình sống, cả hai cộng đồng này đều có chung những cảm xúc như nỗi thất vọng, u sầu, hay thậm chí là ý nghĩ muốn tự sát, mặc dù họ sinh sống ở hai nơi hoàn toàn khác nhau về mặt địa lí, phong tục tập quán, và còn bị ảnh hưởng bởi các loại thiên tai hoàn toàn khác nhau.
(2) [...] Như bất kì vấn đề sức khoẻ tâm thần nào khác, nỗi tiếc thương sinh thái ăn sâu vào tâm trí một người và thường xuyên đẩy họ vào trạng thái khủng hoảng hiện sinh. Cunsolo và Ellis ghi nhận câu trả lời của một người Inuit như sau: “Inuit là dân tộc băng biển. Băng biển không còn, làm sao chúng tôi còn là dân tộc băng biển được nữa?”. Và những cảm xúc như vậy thực sự cũng chẳng còn xa lạ gì nữa: khi rừng Amazon bốc cháy năm 2019, các tộc người bản địa ở Brazil như người Tenharim, người Guató và người Guarani đều đã nói rằng họ đang mất hết tất cả và khó có thể gìn giữ được truyền thống văn hoá của mình khi mà cảnh rừng quê hương đang bốc cháy ngùn ngụt. [...] Có thể thấy, đối với người ở nơi “tiền tuyến” của biến đổi khí hậu – cho dù là cộng đồng địa phương hay là các nhà nghiên cứu thực địa, việc chứng kiến và cảm nhận trực tiếp hậu quả của biến đổi khí hậu đã để lại tác động tâm lí nghiêm trọng, bởi những người này đã lâu ngày gần gũi và gắn bó với môi trường đang bị huỷ hoại [...].
(3) Tiếc thay, sau hàng thập kỉ biết đến mối nguy hại của biến đổi khí hậu, nỗi tiếc thương sinh thái đã bắt đầu ảnh hưởng tới cả người ở hậu phương. Tháng 12/ 2021, Caroline Hickman và cộng sự công bố một cuộc thăm dò về cảm xúc trước biến đổi khí hậu của 1 000 trẻ em và thanh thiếu niên từ mỗi quốc gia trong tổng số 10 nước Anh, Australia, Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Brazil, Hoa Kì, Nigeria, Pháp, Phần Lan và Philippines. Trong số những người được hỏi, 59% thấy “rất hoặc cực kì lo” về biến đổi khí hậu, và 45% thừa nhận rằng cảm xúc của họ về biến đổi khí hậu có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thường ngày. [...] Nỗi lo về biến đổi khí hậu và sự chấp nhận tận thế đang cận kề đều là các cảm xúc không hiếm gặp ở những người trẻ ngày nay, nhất là kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.
(4) Tiếc thương sinh thái và các cảm xúc khác do biến đổi khí hậu quả thật đều là các hiện tượng hoàn toàn mới của thế kỉ XXI, song chúng vẫn để lại tác động muôn hình vạn trạng. Như đã thảo luận ở phần trên, những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của những cảm xúc mới này bao gồm các cộng đồng người bản địa, các nhà khoa học thực địa nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cùng với các thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong một thế giới nơi sự nhận thức về biến đổi khí hậu đã thẩm thấu vào lời ăn tiếng nói hằng ngày. Ngoài ra, trong một
thế giới nơi những cộng đồng bên lề xã hội thường phải sống ở những địa điểm có nguy cơ bị biến đổi khí hậu huỷ diệt cao hơn, chúng ta cũng phải đề cập tới cả những người nghèo, những người da màu,... Có thể thấy, ảnh hưởng về sức khoẻ tâm thần của biến đổi khí hậu đã lan rộng ra cả nhân loại, chứ không còn là một vấn đề của một vài cá nhân nhất định nữa.
(5) [...] Tình trạng biến đổi khí hậu do con người đang để lại hậu quả ở cả cấp vi mô và vĩ mô, trên cả phương diện vật chất lẫn tinh thần. Nếu ở loài thằn lằn anole nâu, màng chân của chúng đang tiến hoả với tốc độ chóng mặt để thích ứng với những mùa bão ngày càng khắc nghiệt, thì ở con người, tâm lí của chúng ta cũng đang biến thiên nhanh không kém, dẫn đến những vấn đề sức khoẻ tâm thần mà người ở các thế kỉ trước sẽ chẳng thể nào đồng cảm được.
(Nguyễn Bình, Báo điện tử Tia sáng, 25-01-2022)
Câu 5:
Theo bạn, việc nhận thức đầy đủ về vấn đề được đề cập có ý nghĩa thế nào đối với mỗi chúng ta?
119 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%