Người lính là một hình tượng đẹp trong thơ ca hiện đại của Việt Nam. Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hình tượng người lính trong hai bài thơ mà anh/ chị yêu thích.
Người lính là một hình tượng đẹp trong thơ ca hiện đại của Việt Nam. Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hình tượng người lính trong hai bài thơ mà anh/ chị yêu thích.
Quảng cáo
Trả lời:
Phạm vi tư liệu cần huy động: Có thể lựa chọn hai trong số những bài thơ sau: Nhớ – Hồng Nguyên; Đồng chí – Chính Hữu; Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân; Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa; Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Tố Hữu; Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật,...
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: so sánh đánh giá hai tác phẩm thơ hiện đại viết về hình tượng người lính. Ví dụ: bài thơ Đồng chi (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kinh (Phạm Tiến Duật).
b. Thân bài
b1. Điểm gặp gỡ của hình tượng người lính trong hai bài thơ
(1) Về nội dung hình tượng: hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) đều xây dựng hình thượng người lính với những phẩm chất đáng tự hào của anh bộ đội Cụ Hồ, đó là lí tưởng cao cả, tinh thần chiến đấu, hi sinh quên mình, là tình cảm đồng đội ấm áp chan hoà, niềm lạc quan, ý chí vượt qua mọi khó khăn gian khổ (“Súng bên súng, đầu sát bên đầu/ Đêm rét chung chặn thành đôi tri kỉ” – Đồng chí; “Không có kính, rồi xe không có đèn/ Không có mui xe, thùng xe có xước/ xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chi cần trong xe có một trái tim” – Bài thơ về tiểu đội xe không kính) (2) Về nghệ thuật thể hiện hình tượng: hai bài thơ đều có sự kết hợp giữa chất tự sự và trữ tình khi thể hiện chân dung người lính, đem đến cho người đọc những cảm nhận chân thực về cuộc sống của người lính nơi chiến trường, đồng thời qua đó sáng lên những phẩm chất cao đẹp của họ.
b2. Điểm độc đáo của hình tượng người lính trong mỗi bài thơ
(1) Điểm riêng trong nội dung hình tượng người lính ở mỗi bài thơ: + Bài thơ Đồng chí: là những trải nghiệm cụ thể về tình đồng chí đồng đội, dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu, được thể hiện tự nhiên, bình dị mà sâu sắc, góp phần tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng; + Bài thơ về tiểu đội xe không kính: bài thơ khắc hoạ nổi bật hình tượng người lính lái xe Trường Sơn trong thời kì chống Mỹ, cứu nước với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. (2) Điểm riêng trong nghệ thuật thể hiện hình tượng người lính ở mỗi bài thơ: + Đồng chí: thể hiện chân dung người lính qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng; những hình ảnh đẹp, lãng mạn, giàu sức biểu cảm (Đầu súng trăng treo); + Bài thơ về tiểu đội xe không kính: xây dựng hình ảnh độc đáo là những chiếc xe không kính ra mặt trận, giàu chất liệu sinh động về cuộc sống nơi chiến trường, ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn của những người lính trẻ.
b3. Bình luận, đánh giá
(1) Lí giải về những điểm tương đồng và khác biệt của hai bài thơ: Hai bài thơ được sáng tác từ góc nhìn của chính những người lính viết về đồng đội của mình, do vậy đem đến cho người đọc những cảm nhận chân thực về hình tượng người lính trong hai cuộc kháng chiến. Mặt khác, mỗi bài thơ mang đậm dấu ấn thời đại và dấu ấn riêng trong cách nhìn, cách cảm của mỗi nhà thơ, tạo nên giọng điệu riêng độc đáo, hấp dần của từng bài thơ. (2) Giá trị của mỗi bài thơ khi viết về hình tượng người lính: hai bài thơ đã tạo dựng được chân dung người lính trong những giai đoạn lịch sử của dân tộc; thể hiện những giọng điệu phong phú cho nền thơ ca của dân tộc khi viết về người lính. (3) Ý nghĩa của việc tiếp nhận hai bài thơ từ góc độ so sánh: cho người đọc cái nhìn đa chiều về hình tượng người lính; góp phần đem lại những giá trị sống cho bản thân trong bối cảnh mới.
c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 30 đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn (có đáp án chi tiết) ( 38.000₫ )
- Sổ tay Ngữ Văn 12 (chương trình mới) ( 18.000₫ )
- Tổng ôn lớp 12 môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Anh, Sinh Sử, Địa, KTPL (Form 2025) ( 36.000₫ )
- Bộ đề thi tốt nghiệp 2025 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Anh, Sinh, Sử, Địa, KTPL (có đáp án chi tiết) ( 36.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
a. Mở đoạn: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: quan niệm về chữa lành.
b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận
(1) Quan niệm về việc chữa lành trong đoạn trích: nhận diện giá trị bản thân, tìm về với sự tĩnh lặng, an yên bên trong, thưởng thức cuộc sống một cách tích cực, nhận thức đúng về tài năng, thực lực của mỗi người, sống thuận tự nhiên – đó chính là cách sống tử tế với bản thân, làm cho mỗi người trở nên hạnh phúc “Ta có là ta, ta mới đẹp”. (2) Liên hệ, kết nối với bản thân để suy nghĩ về bài học nhận thức và hành động rút ra từ nội dung đoạn trích (đưa ra những bằng chứng, lí lẽ phù hợp). Chẳng hạn, có thể thể hiện sự đồng tình hoặc không đồng tình với một/ một vài ý kiến được nêu ra trong đoạn trích (về việc kiếm tiền, về xu hướng thuận theo tự nhiên,...).
c. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Lời giải
Hiện tượng “tiếc thương sinh thái” là nỗi đau khổ trước những mất mát về sinh thái mà con người hoặc là đã trải qua, hoặc là tin rằng đang ở phía trước.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.