(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)

1150 người thi tuần này 4.6 4.5 K lượt thi 7 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

4416 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)

16.4 K lượt thi 7 câu hỏi
3998 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)

13.5 K lượt thi 7 câu hỏi
3296 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)

12.1 K lượt thi 7 câu hỏi
2687 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)

9.6 K lượt thi 7 câu hỏi
2525 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)

9.4 K lượt thi 7 câu hỏi
1877 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)

8.1 K lượt thi 7 câu hỏi
1535 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)

5.3 K lượt thi 7 câu hỏi
1527 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)

4.6 K lượt thi 7 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

TÔI TỰ HỌC

(Nguyễn Duy Cần)

 Mục đích của sự học là gì? Học là để mưu cầu hạnh phúc, nghĩa là làm cho mình ngày càng mới, càng cao, càng rộng,... Học là để gia tăng sự hiểu biết của mình, mở rộng tâm hồn của mình bằng cách thu nhận sự hiểu biết cùng những kinh nghiệm của người khác. Cũng giống như một đứa trẻ mới sinh nặng chưa đầy ba kỉ, thế mà càng ngày càng lớn đến năm, sáu chục kí trong khoảng vài mươi năm sau, phải chăng nhờ rút lấy không khí, đồ ăn, đồ uống,... mà tiến từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh, nghĩa là càng ngày càng mới, càng cao, càng lớn. Bởi vậy tôi cho rằng học cũng như ăn.

Ăn mà không tiêu thì có hại cho sức khoẻ. Học mà không hoá thì có hại cho tinh thần. Cỏ con cừu ăn mà được tiêu, sẽ không còn là cỏ nữa mà là bộ lông mướt đẹp của nó. Dâu con tằm ăn mà được tiêu, sẽ không còn là dâu nữa mà là sợi tơ mịn màng tươi tốt của nó. Người có học thức là người đã thần hoá những cái học của mình. Bởi vậy họ dường như không biết gì cả mà không có cái gì là không biết.

Học mà đến mức quên hết cả sách vở của mình đã học thì cái học ấy mới là “nhập diệu[1]”. Một điều gì học mà mình còn cố nhớ là nó chưa được nhập vào tâm. Chỉ khi nào mình không cần nhớ mà nó vẫn tự nhiên hiển hiện trong học ấy mới gọi là đã được tiêu hoá. Người học đánh máy chữ mà còn để ý tìm từng con chữ, cổ nhớ vị trí của từng con chữ là người đánh máy chưa tinh. Người học đi xe đạp mà còn cố để ý đến bàn đạp, cách đạp là người đạp xe chưa thạo. Tôi nhớ lúc còn nhỏ, gần đến ngày thi, tôi băn khoăn nói với cha: “Sao con học nhiều thế mà nay dường như không còn nhớ gì cả. Lòng con như quên hết, không biết lúc thi có nhớ được gì không? Con sợ quá!”. Cha tôi cười bảo: “Đấy là con học đã chín muồi rồi. Quên tức là nhớ nhiều rồi đó. Con hãy yên tâm...”. Thật đúng như lời cha, đến ngày thi, giám khảo hỏi đâu, tôi trả lời liền đó một cách dễ dàng hết sức.

 Và Herriot cũng từng nói: “Học thức là cái còn lại khi mình đã quên tất cả”. Đó chính là cái diệu pháp của phép học.

(Trích, Tôi tự học, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2022, tr.29-30)



[1] Nhập diệu: hoà nhập một cách kì diệu (hoà nhuyễn vào mình, biến thành cái của mình).

 

Câu 7:

 Viết bài nghị luận văn học (khoảng 600 chữ) phân tích nhân vật chàng Vương trong truyện truyền kì dưới đây.

ĐẠO SĨ NÚI LÃO

Tóm tắt phần trước: Có chàng họ Vương, tuổi trẻ mộ đạo, nghe nói trên núi Lao Sơn (ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) có vị tiên liền tìm đến thì gặp một vị đạo sĩ tóc trắng rủ xuống tận cổ, tinh thần sắc sảo. Vương khấu đầu làm lễ, bắt chuyện, thấy đạo lí huyền diệu, bèn tôn làm thầy. Đạo sĩ nhìn Vương băn khoăn cho rằng sợ anh ta sức yếu, không chịu nổi khó nhọc để tu luyện nhưng Vương tỏ ý rất sẵn sàng.

Hơn một tháng ở lại trên núi, ngày nào đạo sĩ cũng gọi Vương dậy, đưa cho chiếc rìu, bảo theo lũ học trò đi hái củi. Tay chân Vương phỏng mọng, đau không chịu nổi, có ý muốn về. Thế nhưng khi được chứng kiến phép biến hoá tài tình của đạo sĩ trong tiệc rượu thì Vương cố nán ở lại để mong học được từ thầy một điều huyền diệu nào đó.

Lại qua một tháng nữa, khổ không kham, mà đạo sĩ vẫn chưa truyền cho một phép gì. Sốt ruột quá, bèn lên cáo từ, xin về

- Đệ tử qua mấy trăm dặm đường tới xin học thầy; dầu chẳng học được cái đạo trường sinh bất tử, cũng mong thầy dạy cho chút gì gọi là hả chút lòng cầu học. Thế mà qua hai, ba tháng, chỉ những sáng đi kiếm củi, tối lại trở về. Hồi ở nhà, đệ tử chưa bao giờ khổ như thế.

Đạo sĩ cười, bảo:

-Ta đã nói trước là anh không chịu nổi khó nhọc, nay đã quả nhiên. Sáng mai, sẽ cho người dẫn anh về.

Vương lại nài nỉ:

-Đệ tử làm lụng đã nhiều, xin thầy dạy cho một thuật mọn, khỏi phụ công lao đệ tử lặn lội tới đây.

Đạo sĩ hỏi muốn cầu thuật gì, Vương nói:

- Thường thấy thầy đi đâu, tường vách không ngăn nổi, chỉ xin một phép ấy cũng đủ lắm.

Đạo sĩ cười, nhận lời. Bèn dạy cho phép bắt quyết[1], bảo miệng đọc mấy câu thần chú, rồi hô: “Vào đi! Vào đi!”. Vương đối mặt với bức tường nhưng ngần ngừ không dám vào. Đạo sĩ lại hô rằng:

-Cứ vào đại thử coi!

Vương theo lời, thong thả tiến lại, đến tường bị vấp. Đạo sĩ bảo củi đầu, vào thật nhanh, đừng rụt rè. Vương bước xa bức tường mấy bước, đọc câu thần chủ, bước nhanh tới, cảm thấy như chỗ trống không. Quay nhìn lại thì đã thấy mình ở bên kia tường. Mừng quả, vào lạy tạ xin về.

Đạo sĩ nói:

-Về nhà phải giữ gìn đứng đắn; không thể thì phép không nghiệm nữa đâu. Nói rồi, cấp tiền cho Vương ăn đường mà về.

Đến nhà, chàng khoe đã gặp tiên, tường vách dày đến đâu cũng không ngăn nổi. Vợ không tin. Vương theo như cách đạo sĩ đã dạy, cách tường mấy bước, củi đầu chạy ù vào. Đầu đập tường cứng ngã lăn đùng. Vợ nâng dậy, nhìn xem, thấy trản sưng bươu bằng quả trứng. Vợ chế giễu mãi. Vương vừa thẹn vừa tức, chửi mãi lão đạo sĩ bất lương.

(Nguyễn Đức Lân dịch, Liêu Trai chí dị,

NXB Văn học, Hà Nội, 2006, tr.20-23)



[1] Bắt quyết: dùng ngón tay đan chéo vào nhau kết thành chữ để làm phép.


4.6

902 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%