Đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 có đáp án - Đề 48
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
[Lược trích: Lúc nhân vật “tôi” còn nhỏ, “cô tôi” thường rủ “tôi” lên bờ đê tìm cỏ mật và chỉ cho “tôi” cách ngửi hương cỏ mật - mùi hương như dâng lên từ trong lòng đất, như lắng xuống từ trên trời, một vị ngọt như có thể uống được.]
Chiến tranh ác liệt nổ ra. Cô tôi xung phong đi bộ đội. Ngay lập tức cô phải vượt Trường Sơn sang Lào rồi lộn về đánh nhau ở Khe Sanh. Những bức thư cô tôi viết về ướp đầy hương cỏ mật. Bà nội tôi cầm bức thư – đã đi qua hàng trăm nơi, qua tay bao nhiêu người mới về đến đúng địa chỉ nhà tôi – khóc ngất:
– Không biết nó sống chết ra răng, chiến trường bom đạn, đã nói ở nhà lấy chồng cho tôi nhờ, cứ khăng khăng đòi ra trận.
– Thôi đi nội – tôi đón bức thư từ nội – nội đưa con đọc cho.
– Ừ, đọc đi con, đọc đi coi hắn đang ở chỗ mô con, không biết có khoẻ không để mà lo chiến đấu!
– Dạ.
Tôi đón bức thư cô tôi gửi, một mùi hương cỏ mật thơm thoảng qua trong tôi. Cô tôi viết thư, chữ con gái nắn nót và có phần điệu đà:
“Gửi mẹ và Khảm!
Con đang ở Khe Sanh mẹ ạ, sau khi vượt Trường Sơn sang Lào, chúng con lại ngược về Khe Sanh. Ở rừng vất vả lắm nhưng rất vui mẹ ạ. Các anh chị ở đây luôn yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Ngày đêm ngày, chiến tranh cứ thế dai dẳng không dứt. Con làm cứu thương, chăm sóc thương binh ở đoạn rừng này. Các anh bị thương nhiều lắm. Nhiều đêm nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ Khảm, con lại viết thư nhưng không biết những bức thư con gửi có đến được tay mẹ hay không. Nếu nó đến được tay mẹ thì hãy tin rằng, con bình yên mẹ nhé. Mùi hương cỏ mật của quê nhà luôn bên con, nghe ngọt như mùi trầu của mẹ và mùi mồ hôi của Khảm.
Khảm cố gắng học tốt cháu nhé. Lớn lên cháu sẽ là nhà văn. Cháu sẽ được đi học và không phải ra trận như cô bây giờ nữa”.
Tôi gấp bức thư lại rồi bỏ vào trong chiếc hộp sắt gọn gàng. Hộp thư chứa đầy những bức thư của cô tôi. Trong mỗi bức thư gửi về nhà, cô toàn kể chuyện chiến trường, chuyện bom đạn gầm rú... nhưng từ lá thư của cô lại tỏa ra thứ hương thơm của sự bình yên, của cuộc sống vĩnh cửu, của đất đai mùa màng và cả của sự hứa hẹn trở về... Điều đó khiến tôi tin là cô tôi không bao giờ hi sinh cả.
***
Một buổi chiều bình yên. Hôm đó, nắng quái ráng đỏ cả bờ đê và đám cỏ may cháy vàng. Tôi thả trâu ven đê và nằm dài riu riu mắt, gối đầu lên đám cỏ mật vừa tìm được. Chợt tôi nghe tiếng gọi đò thất thanh từ bên kia sông:
– Đò ơi! Đò ơi! Đò ơi!
Tôi vùng dậy bàng hoàng. Như không tin vào mắt mình nữa, bên kia sông là hai người bộ đội đang vẫy gọi đò. Một nam và một nữ. Người đàn ông đi nạng tập tễnh bước ra ngoài mép nước. Con thuyền chòng chành sang sông.
Tôi đứng trân trân mất một lúc. Búi cỏ mật trên tay trở nên vụng về. Rồi như có ai xúi, tôi chạy ngay xuống bến:
– Cô Thao.
– Khảm, Khảm ơi!
Tiếng kêu vọng lại của cô làm tôi chùng lòng. Nội tôi ốm lâu rồi, nằm mê man cứ ngóng tin cô hằng ngày. Những bức thư của tôi gói đầy cỏ mật bặt tin không trở lại. Sợ nội buồn, ngày nào tôi cũng lấy lá thư cũ, đọc đi rồi đọc lại cho nội. Giờ thì thôi không cần nữa, cô tôi đã thật sự trở về. Không phải tưởng tượng đâu xa xôi, rõ ràng hương cỏ mật đang tan nhanh trong không khí rất ngọt. Hình như nó lửng lơ từ trên tóc cô tôi toả ra vậy.
(Trích Hương cỏ mật, Đỗ Chu, Tạp chí Văn nghệ quân đội, 1962)
Câu 2:
Nhân vật “tôi” đã làm gì để cho nội bớt buồn trong những ngày ngóng trông người cô nơi chiến trường?
Nhân vật “tôi” đã làm gì để cho nội bớt buồn trong những ngày ngóng trông người cô nơi chiến trường?
2 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%