(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 24)
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Lần 1) năm 2025 có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
I. Phần Đọc hiểu
Đọc văn bản:
HỘ CHIẾU VĂN HÓA VIỆT NAM:
TIẾNG VIỆT TRONG GIỚI TRẺ CÓ NGHÈO?
Tiếng Việt giàu đẹp vốn là tấm hộ chiếu văn hóa của Việt Nam trong mắt thế giới. Thế nhưng ngày nay, những câu nói chệch âm, những từ ngữ pha trộn mang theo tinh thần hài hước đang trở thành một phần trong giao tiếp của nhiều bạn trẻ.
Cùng với sự phát triển như “vũ bão” của mạng xã hội, cách thức giao tiếp giữa những người trẻ cũng biến đổi không ngừng với nhiều từ ngữ sáng tạo mới. Tiếng lóng, tiếng pha là một trong những biểu hiện của sự biến đổi đó. Dạo một vòng mạng xã hội, không khó để bắt gặp những câu viết sử dụng các từ lóng như “khum”, “hem”, “chầm Zn”, “sin lũi”, “mãi mận”, “mãi keo”,... với tần suất xuất hiện rất cao. Ban đầu, những câu chữ được biến đổi để giúp cuộc trò chuyện dễ hiểu và mang tính hài hước hơn. Dần dần, nó lại trở thành ngôn ngữ chung trong một bộ phận giới trẻ.
Tiếng lóng – biểu hiện của tính xu hướng
Khi được hỏi về sắc thái biểu đạt, nhiều người trẻ cho rằng tiếng lóng không nhiều tầng biểu đạt hơn tiếng Việt gốc. Nhưng trong những trường hợp giao tiếp cùng nhau, việc sử dụng tiếng lóng giúp cho cuộc trò chuyện trở nên gần gũi và cởi mở hơn.
Tuy nhiên, mọi thứ sẽ tốt nếu dùng đúng và không lạm dụng. Bởi lẽ nếu dùng sai đối tượng hoặc trường hợp giao tiếp, những tiếng lóng mang ý nghĩa hài hước sẽ dần trở nên xa lạ và gây khó chịu cho nhiều nhóm đối tượng khác. Đơn cử như câu nói "Sao hay ra dẻ quá à" được yêu thích trong thời gian gần đây. Nếu chỉ sử dụng giữa các nhóm đối tượng phù hợp, câu nói sẽ góp phần tăng tính dí dỏm cho cuộc trò chuyện. Nhưng đặt vào một bối cảnh khác, khi người trẻ buột miệng trước một người lớn tuổi, điều đó liền trở thành sự thiếu tôn trọng và thiếu nghiêm túc đối với đối phương. Về bản chất, mục đích chung của ngôn ngữ là giao tiếp và kết nối. Việc sử dụng tiếng lóng, tiếng pha cũng góp phần vào phương diện kết nối đó, giúp các bạn trẻ chứng minh được sự hợp thời của mình, nhưng cần phải biết sử dụng sao cho hợp lí.
“Tây hóa” hay sự nghèo nàn vốn từ?
Cùng với tiếng lóng, chuyện pha trộn giữa các loại ngôn ngữ cũng không còn xa lạ trong giới trẻ. Ở những lĩnh vực chuyên biệt, khi tiếng Việt quá dài dòng hoặc không đủ sát nghĩa, người nói thường có xu hướng sử dụng một từ tiếng Anh chuyên ngành thay thế, giúp tăng hiệu quả giao tiếp giữa những người cùng lĩnh vực.
Tuy nhiên, không ít người trẻ thường xuyên pha tiếng mẹ đẻ cùng các ngôn ngữ khác trong lúc giao tiếp. Việc sử dụng quá đà ấy tạo ra thứ ngôn ngữ nửa tây nửa ta, gây khó chịu cho người nghe. [...]
Việc lạm dụng tiếng lóng, tiếng pha không giúp câu nói hay hơn mà chỉ góp phần làm mất đi vẻ đẹp tiếng Việt vốn là giá trị trong mỗi người Việt, trong giao tiếp của người Việt với nhau và trong mắt bạn bè thế giới.
(Theo Trần Mặc, dẫn theo tuoitre.vn)
490 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%