(2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Ngọc Tảo , Hà Nội (Lần 1) có đáp án

  • 959 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Câu 1:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

Không nghề nào mà không có điểm hay, có điều lý thú. Chỉ khi ta tìm hiểu sâu về nó, biết rõ về nó mới thấy  hay, thấy thích, từ đó mà sinh yêu nghề, yêu việc mình làm cho dù là loại công việc gì. Ngay cả những công  việc tưởng chừng nhỏ bé vụn vặt như quét rác, như lau nhà, như bưng bê, như cọ toilet.  

Một lần trong kỳ nghỉ của mình, từ ban công phòng khách sạn, tôi nhìn ra bên ngoài ngắm cảnh. Phía đối  diện, một khu nghỉ dưỡng cao cấp đang được xây dựng. Tôi quan sát nhiều người thợ đang làm công việc  thường ngày của họ. Người đặt gạch, người hàn sắt, người chuyển vật liệu. Mỗi người một việc. Và tôi nhớ về Yu Pang-lin, một trong những tỉ phú giàu nhất Hồng Kông. Ông từng nói rằng: “Kể cả khi cọ toilet, tôi  vẫn cố gắng là người cọ sạch nhất”. Và tôi nghĩ: Sẽ như thế nào nếu mỗi người đều chăm chú làm việc, cẩn  thận với từng viên gạch, chú ý đến từng nước sơn? Sẽ như thế nào nếu mỗi người thợ đặt tất cả tình yêu của  mình vào công việc, làm việc với tất cả sự say mê yêu thích? Nếu vậy, chắc chắn khách sạn được xây dựng  lên sẽ đẹp đẽ, hoàn hảo và bền vững biết bao. 

Chúng ta dành trung bình từ tám đến mười hai giờ đồng hồ mỗi ngày cho công việc của mình. Tại sao  không lựa chọn thái độ tích cực đối với công việc? Như Jiro, như Yu Pang-lin, như những người thợ xây nhìn  thấy khách sạn đẹp đẽ từ viên gạch mình cầm. Cuộc sống của chúng ta, sự nghiệp của ta sẽ như thế nào nếu  ta đặt tất cả tình yêu của mình vào đó. 

Dốc hết tình yêu cho việc ta làm, từng ngày một, lo gì không đạt thành tựu. 

(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn 2018, tr. 97-98)

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên? 

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt. 

Cách giải: 

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 


Câu 2:

Vì sao tác giả cho rằng không nghề nào mà không có điểm hay, có điều lý thú?

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc, tìm ý. 

Cách giải: 

Tác giả cho rằng không nghề nào mà không có điểm hay, có điều lý thú bởi: Khi ta tìm hiểu sâu về nó, biết rõ  về nó ta sẽ thấy hay, thấy thích, từ đó mà sinh yêu nghề, yêu việc mình làm cho dù là loại công việc gì.


Câu 3:

Việc tác giả dẫn Yu Pang Lin cùng câu nói của ông có tác dụng như thế nào?

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc, tìm ý. 

Cách giải: 

Tác giả cho rằng không nghề nào mà không có điểm hay, có điều lý thú bởi: Khi ta tìm hiểu sâu về nó, biết rõ  về nó ta sẽ thấy hay, thấy thích, từ đó mà sinh yêu nghề, yêu việc mình làm cho dù là loại công việc gì.


Câu 4:

Anh/chị có đồng ý với quan niệm Chỉ khi ta tìm hiểu sâu về nghề, biết rõ về nó, mới thấy hay,  thấy thích, từ đó mà sinh yêu nghề, yêu việc mình làm không? Vì sao? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

Học sinh tự trình bày theo quan điểm của mình. Chú ý lý giải: 

Gợi ý: 

- Đồng tình với quan điểm được đưa ra. 

- Lý giải: 

+ Khi hiểu sâu, biết rõ về việc mình đang làm đồng nghĩa với việc chúng ta có kiến thức nền tảng về lĩnh vực  đang làm.  

+ Từ kiến thức nền tảng đó, chúng ta mới có thể tiến tới nghiên cứu, tìm hiểu mở rộng thêm về công việc đó.

+ Trong quá trình tìm hiểu, chúng ta sẽ phát hiện ra cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa mà công việc đó mang lại.


Câu 5:

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh chị hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200  chữ, trình bày về ý nghĩa của việc dốc hết tình yêu cho việc mình làm. 

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về cách làm một đoạn nghị luận xã hội.

Cách giải: 

* Xác định vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của việc dốc hết tình yêu cho việc mình làm.

* Xác định vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của việc dốc hết tình yêu cho việc mình làm.

* Giải quyết vấn đề 

- Dốc hết tình yêu cho việc mình làm được hiểu là làm việc hết sức, chuyên tâm và không bỏ cuộc giữa chừng.

=> Đây là một đức tính mà tất cả chúng ta cần làm bất cứ một công việc nào. Bởi nếu không dốc sức hết mình  chúng ta sẽ không thể nào đi đến đích cuối cùng. 

- Chúng ta cần phải dốc sức hết mình vào việc làm bởi: 

+ Mỗi một việc luôn tồn tại vô vàn khó khăn, nếu không dốc hết sức mình ta sẽ không bao giờ đạt được thành  công. 

+ Đem tình yêu vào mỗi công việc mình làm sẽ giúp ta có động lực làm việc. 

+ Đem tình yêu vào công việc cũng sẽ giúp ta phấn chấn, hứng khởi làm việc, vượt qua được mọi khó khăn,  rào cản. 

+ … 

- Phê phán những người làm việc nửa vời, làm việc như một cái máy. 

- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề. 


Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận

Ánh Dương
21:55 - 06/02/2024

Nghị luận

Tuoi Nguyen
23:23 - 16/04/2024

Phuong thuc doc b d tim y