(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 32)

67 người thi tuần này 4.6 360 lượt thi 8 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

1485 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)

9.8 K lượt thi 7 câu hỏi
1248 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)

7.7 K lượt thi 7 câu hỏi
1073 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)

7.4 K lượt thi 7 câu hỏi
1051 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)

6 K lượt thi 7 câu hỏi
1003 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)

6.1 K lượt thi 7 câu hỏi
818 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)

2.9 K lượt thi 7 câu hỏi
813 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)

3.4 K lượt thi 7 câu hỏi
750 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)

3.7 K lượt thi 7 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

    Đọc văn bản sau:

TRUYỆN PHẠM TỬ HƯ LÊN CHƠI THIÊN TÀO

                                                                                       (Nguyễn Dữ)

    Tóm tắt: Truyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên tào[1] kể về nhân vật Phạm Tử Hư – học trò của Dương Trạm, được thầy sửa cho tính kiêu căng trở nên người tốt, chịu khó học hành. Khi thầy mất, các học trò đều tản đi, duy chỉ có Tử Hư làm lều ở mộ thầy để thờ cúng ba năm rồi mới về. Dương Trạm vì lúc sống luôn ăn ở trung hậu với thầy, bạn và quý trọng chữ nghĩa nên sau khi chết được Thiên đình cử làm chức quan trông coi về việc văn chương thi cử. Cảm động trước tấm lòng của Tử Hư, Dương Trạm gặp lại học trò và cho Tử Hư lên thăm Thiên tào. Đoạn trích dưới đây là phần cuối của truyện.

    Tử Hư được theo thầy lên ngồi ở một bên xe, rồi cỗ xe thẳng đường bay lên. Lên đến trên trời, Tử Hư thấy một khu có những bức tường bạc bao quanh, cái cửa lớn khảm trai lộng lẫy, hai bên có những toà lầu châu điện ngọc, vằng vặc sáng như ban ngày, sông Ngân bến Sao, ôm ấp sau trước, gió thơm phưng phức, đượm ngát quanh hiên, hơi lạnh thấu da, ánh sáng chói mắt, trông xuống cõi trần, thấy mọi cảnh vật đều bé nhỏ tủn mủn.

    Dương Trạm nói:

    – Anh có biết đây là đâu không? Tức là kinh đô Bạch Ngọc ở trên trời mà người đời vẫn thường nói đó. Ở chính giữa kia có một đám mây hồng che phủ, tức là cung Tử Vi của đức Thượng để ngài ngự. Anh nên đứng chờ ta ở ngoài của thành để ta vào tâu xin cho anh.

Nói rồi Dương Trạm cầm cuộn giấy đi vào, sau một lúc lâu mới ra. Chợt nghe ở trên thành có tiếng hô vang, nói người đỗ đầu bảng sang năm, đã kén được viên trạng nguyên họ Phạm rồi.

Dương Trạm bèn dẫn Tử Hư đi chơi thăm khắp cả các toà. Trước hết đến một toà có cái biển đề ngoài là “Cửa Tích Đức” trong có chừng hơn nghìn người mũ hoa dải huệ, kẻ ngồi người đứng, Tử Hư hỏi thì Dương Trạm nói:

    – Đó là những vị tiên thuở sống có lòng yêu thương mọi người, tuy không phải dốc hết tiền của để làm việc bố thí, nhưng biết tuỳ thời mà chu cấp, đã không keo bẩn, lại không hợm hĩnh. Thượng đế khen là có nhân, liệt vào thanh phẩm nên họ được ở đây.

    Lại đi qua một toà sở có cái biển đề ở ngoài là “Cửa Thuận Hạnh”, trong đó độ hơn nghìn người, áo mây lọng mưa, kẻ hát người múa. Tử Hư lại hỏi, Dương Trạm nói:

    – Đó là những vị tiên thuở sống hiếu thuận, hoặc trong lưu li[2] biết bao bọc lấy nhau, hoặc đem đất cát mà san sẻ cho nhau, mấy đời ở chung không nỡ chia rẽ. Thượng đế khen là có lòng, cho vào cung mây nên họ được ở đây.

Lại đến một toà sở có cái biển đề là “Cửa Nho Thần” người ở đấy đều áo dài đai rộng, cũng có tới số một nghìn, trong có hai người mặc áo lụa, đội mũ sa. Dương Trạm trỏ bảo Tử Hư rằng:

    – Ấy là ông Tô Hiến Thành [3]triều Lý và ông Chu Văn An[4] triều Trần đó. Ngoài ra thì là những danh thần đời Hán, đời Đường, không sung vào quan vị hay chức chưởng gì cả, chi ngày sóc ngày vọng[5] thì vào tham yết Để quân, như những viên tản quan đời nay thỉnh thoảng vào chầu vua mà thôi. Cứ cách năm trăm năm lại cho giáng sinh, cao thì làm đến khanh tướng, thấp cũng làm được sĩ phu,hiệu doãn. Ngoài ra còn đến hơn trăm toà sở nữa, nhưng trời gần sáng không đi xem khắp được, vội cưỡi gió mà bay xuống trần. Xuống đến cửa Bắc, thấy trăm quan đã lục tục vào triều chầu vua.

    Tử Hư từ biệt thầy trở về, sang năm đi thi quả đỗ tiến sĩ. Phàm những việc cát hung[6]' hoạ phúc nhà Tử Hư, thường được thầy về bảo cho biết.

    Lời bình:

    Than ôi, những chuyện huyền hoặc Tề Hài[7], những lời ngụ ngôn Trang Chủ[8] người quân tử vốn chẳng nên ham chuộng. Nhưng nếu là chuyện quan hệ đến luân thường, là lời kí ngụ ý khuyên giới thì chép ra và truyền lại, có hại gì đâu.

    Nay như câu chuyện Tử Hư, có thể để khuyên cho những người ăn ở trung hậu với thầy, lại có thể làm văn cho những người ăn ở bạc bẽo với thầy, có quan hệ đến luân thường của người ta lớn lắm. Còn như việc lên chơi Thiên tào, có hay không có, hà tất phải gạn gùng[9]" đến nơi đến chốn làm gì?

(Truyền kì mạn lục, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.132-135)



[1] Thiên tào: hay Thiên đình, là triều đình ở trên trời, nơi Ngọc Hoàng và các quan trên trời ngự trị (theo trí tưởng tượng của nhân dân).

[2] Lưu li (từ cổ): có nghĩa là lìa bỏ quê hương và phải trôi dạt nay đây mai đó ở nơi xa lạ do gặp cảnh ngộ ngang trái

[3] Tô Hiến Thành (? – 1179): làm quan dưới triều Lý Anh Tông và Lý Cao Tông, được sử khen là cao minh chính trực.

[4] Chu Văn An (1312 – 1370): người xã Thanh Liệt, huyện Thanh Đàm, nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Thời Trần, ông được giao chức Tư nghiệp Quốc tử giám, là một vị thầy học trung tín cương trực, không sợ quyền thế, không ham tước vị; từng dâng sớ xin chém bảy kẻ lộng thần, được triều đình và kẻ sĩ đương thời nể trọng.

[5] Ngày sóc ngày vọng: ngày mồng Một và ngày 15 (ngày Rằm) tính theo Âm lịch.

[6] Cát hung: lành dữ

[7] Tề Hài là nhân vật hay khôi hài, được Trang Tử chép truyện trong sách của ông. Cũng có thuyết nói Tề Hài là tên sách, trong gồm nhiều truyện khôi hài, ngụ ý.

[8] Trang Chủ: nhà triết học cổ đại Trung Quốc.

[9] Gạn gùng (từ cổ): gạn hỏi hết sức cặn kẽ.

 

Câu 8:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tác dụng của yếu tố tự sự trong đoạn thơ sau:

                                       Này dòng sông

                                       còn nhớ chốn ta ngồi ngóng mẹ

                                       phiên chợ Lường vời vợi tuổi thơ ta

                                       sao ngày ấy ta dễ ngoan đến thế

                                       mẹ cho ta một xu bánh đa vừng

                                       ta ngoan hết một ngày

                                       ta ngoan suốt cả năm

                                       ta thương mẹ đến trọn đời ta sống

                                       quê hương ta nghèo lắm

                                       ta rửa rau bến sông cho con cả cùng ăn

 

                                       ta mổ lợn

                                       con quạ khoang cũng ngồi chờ chia thịt

                                        cả dưới sông cũng có Tết như người

                                        trên bãi sông

                             ta trồng cây cải tươi

                                       ta ăn lá còn bướm ong thì hút mật

                                        lúa gặt rồi — còn lại rơm thơm

                                       trâu đủng đỉnh nhai cả mùa đông lạnh...

                                      

                                       Cùng một bến sông phía dưới

                                        trâu đằm phía trên ta tắm...

                                       trong kí ức ta

                                   một dòng xanh trong chảy mãi

                                       đến vô cùng!...

(Trích trường ca Thời gian khắc khoải, Lê Huy Mậu, NXB Quân đội nhân dân, 2011, tr.61-62.)


4.6

72 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%