(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 4)

  • 239 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Chiếc thẻ xanh” trong cuộc sống

1. Trong bóng đá, chúng ta đã quá quen với việc trọng tài rút ra các tấm thẻ màu vàng, màu đỏ để phạt các cầu thủ. Ít người biết rằng, trong bóng đá còn có tấm thẻ dù không phổ biến song rất giàu ý nghĩa - tấm thẻ màu xanh lục - phần thưởng cho các cầu thủ có hành động fair-play.

Ý tưởng về chiếc thẻ xanh có từ năm 2015 và đến tháng 1-2016 thì được Liên đoàn Bóng đá Ý chấp thuận đưa vào áp dụng ở các trận đấu thuộc Serie B. Ngày 10-10-2016, lần đầu tiên chiếc thẻ đặc biệt này được sử dụng. ( ... )

Từ khi ra đời đến nay, đã có nhiều cầu thủ ở Serie B nhận thẻ xanh đã được trao những phần thưởng đặc biệt vào mỗi cuối tháng. Dù thẻ xanh vẫn chưa được FIFA cho áp dụng rộng rãi, song không thể phủ nhận ý nghĩa quan trọng của chiếc thẻ này đối với việc lan tỏa và cổ xúy cho bóng đá đẹp. (…)

2. Báo điện tử Vnexpress.net mới đây vừa đăng tải một video clip kể lại một ứng xử đẹp trong cuộc sống: Anh Nguyễn Văn Lộc chạy xe máy trên cầu Bình Phước 2 (Quận 12, TP Hồ Chí Minh) thì nhìn thấy tờ tiền có mệnh giá 100.000 đồng bay ra từ một chiếc xe tải. Anh Lộc dừng xe đột ngột để nhặt tờ tiền khiến xe ô tô con do anh Huỳnh Bảo Toàn điều khiển, đâm tới từ phía sau. Anh Lộc bị hất văng khỏi xe máy, song may mắn không bị thương.

Anh Lộc sau đó lồm cồm đứng dậy và chủ động giải thích, nở nụ cười nói lời xin lỗi với anh Toàn. Qua trò chuyện, biết được hoàn cảnh khó khăn của anh Lộc, anh Toàn không những yêu cầu anh Lộc bồi thường mà còn quyết định tặng anh Lộc tiền sửa xe. Sau đó, anh Toàn còn quyết định tặng anh Lộc một chiếc xe máy còn mới để đi lại và phục vụ công việc, đồng thời mời anh Lộc về làm cho công ty của mình.

Khi nghe tin anh Toàn tặng cho mình chiếc xe máy mới, anh Lộc “quá vui, quá xúc động, đến gần sáng mới chợp mắt”. Giải thích về hành động của mình, anh Toàn cho biết: “Khi tai nạn, chú (anh Lộc) nhận lỗi ngay. Mình rất cảm kích việc chú thấy mình sai và nhận mình sai. Cộng thêm việc nữa là, chiếc xe này (xe máy của anh Lộc) đã cũ nát rồi”. Qua hành động của mình, anh Toàn chỉ muốn gửi gắm một thông điệp: “Khi xảy ra va chạm giao thông, mình biết sai, mình xin lỗi thì mọi chuyện sẽ nhẹ đi rất nhiều, mang lại cái kết rất đẹp”. Hành động của anh Toàn đã được sự tán thưởng của nhiều người, cho rằng đó là “chuyện cổ tích giữa đời thường” – đối lập hoàn toàn so với những cãi cọ thường thấy sau mỗi vụ va chạm giao thông. Anh Lộc và anh Toàn thật xứng đáng được nhận những “tấm thẻ xanh” để lan tỏa nhận thức và những hành động mà nhỏ mà đẹp trong cuộc sống.

(Dẫn theo Nguyên Phong, https://baothanhhoa.vn/the-thao-quoc-te/, 11/3/2021)

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Xem đáp án
Phong cách ngôn ngữ: báo chí

Câu 2:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Chiếc thẻ xanh” trong cuộc sống

1. Trong bóng đá, chúng ta đã quá quen với việc trọng tài rút ra các tấm thẻ màu vàng, màu đỏ để phạt các cầu thủ. Ít người biết rằng, trong bóng đá còn có tấm thẻ dù không phổ biến song rất giàu ý nghĩa - tấm thẻ màu xanh lục - phần thưởng cho các cầu thủ có hành động fair-play.

Ý tưởng về chiếc thẻ xanh có từ năm 2015 và đến tháng 1-2016 thì được Liên đoàn Bóng đá Ý chấp thuận đưa vào áp dụng ở các trận đấu thuộc Serie B. Ngày 10-10-2016, lần đầu tiên chiếc thẻ đặc biệt này được sử dụng. ( ... )

Từ khi ra đời đến nay, đã có nhiều cầu thủ ở Serie B nhận thẻ xanh đã được trao những phần thưởng đặc biệt vào mỗi cuối tháng. Dù thẻ xanh vẫn chưa được FIFA cho áp dụng rộng rãi, song không thể phủ nhận ý nghĩa quan trọng của chiếc thẻ này đối với việc lan tỏa và cổ xúy cho bóng đá đẹp. (…)

2. Báo điện tử Vnexpress.net mới đây vừa đăng tải một video clip kể lại một ứng xử đẹp trong cuộc sống: Anh Nguyễn Văn Lộc chạy xe máy trên cầu Bình Phước 2 (Quận 12, TP Hồ Chí Minh) thì nhìn thấy tờ tiền có mệnh giá 100.000 đồng bay ra từ một chiếc xe tải. Anh Lộc dừng xe đột ngột để nhặt tờ tiền khiến xe ô tô con do anh Huỳnh Bảo Toàn điều khiển, đâm tới từ phía sau. Anh Lộc bị hất văng khỏi xe máy, song may mắn không bị thương.

Anh Lộc sau đó lồm cồm đứng dậy và chủ động giải thích, nở nụ cười nói lời xin lỗi với anh Toàn. Qua trò chuyện, biết được hoàn cảnh khó khăn của anh Lộc, anh Toàn không những yêu cầu anh Lộc bồi thường mà còn quyết định tặng anh Lộc tiền sửa xe. Sau đó, anh Toàn còn quyết định tặng anh Lộc một chiếc xe máy còn mới để đi lại và phục vụ công việc, đồng thời mời anh Lộc về làm cho công ty của mình.

Khi nghe tin anh Toàn tặng cho mình chiếc xe máy mới, anh Lộc “quá vui, quá xúc động, đến gần sáng mới chợp mắt”. Giải thích về hành động của mình, anh Toàn cho biết: “Khi tai nạn, chú (anh Lộc) nhận lỗi ngay. Mình rất cảm kích việc chú thấy mình sai và nhận mình sai. Cộng thêm việc nữa là, chiếc xe này (xe máy của anh Lộc) đã cũ nát rồi”. Qua hành động của mình, anh Toàn chỉ muốn gửi gắm một thông điệp: “Khi xảy ra va chạm giao thông, mình biết sai, mình xin lỗi thì mọi chuyện sẽ nhẹ đi rất nhiều, mang lại cái kết rất đẹp”. Hành động của anh Toàn đã được sự tán thưởng của nhiều người, cho rằng đó là “chuyện cổ tích giữa đời thường” – đối lập hoàn toàn so với những cãi cọ thường thấy sau mỗi vụ va chạm giao thông. Anh Lộc và anh Toàn thật xứng đáng được nhận những “tấm thẻ xanh” để lan tỏa nhận thức và những hành động mà nhỏ mà đẹp trong cuộc sống.

(Dẫn theo Nguyên Phong, https://baothanhhoa.vn/the-thao-quoc-te/, 11/3/2021)

Theo tác giả, chiếc thẻ xanh trong bóng đá có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Theo tác giả, “chiếc thẻ xanh” trong bóng đá có ý nghĩa:

+ phần thưởng cho các cầu thủ có hành động fair-play.

+ lan tỏa và cổ xúy cho bóng đá đẹp

Câu 3:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Chiếc thẻ xanh” trong cuộc sống

1. Trong bóng đá, chúng ta đã quá quen với việc trọng tài rút ra các tấm thẻ màu vàng, màu đỏ để phạt các cầu thủ. Ít người biết rằng, trong bóng đá còn có tấm thẻ dù không phổ biến song rất giàu ý nghĩa - tấm thẻ màu xanh lục - phần thưởng cho các cầu thủ có hành động fair-play.

Ý tưởng về chiếc thẻ xanh có từ năm 2015 và đến tháng 1-2016 thì được Liên đoàn Bóng đá Ý chấp thuận đưa vào áp dụng ở các trận đấu thuộc Serie B. Ngày 10-10-2016, lần đầu tiên chiếc thẻ đặc biệt này được sử dụng. ( ... )

Từ khi ra đời đến nay, đã có nhiều cầu thủ ở Serie B nhận thẻ xanh đã được trao những phần thưởng đặc biệt vào mỗi cuối tháng. Dù thẻ xanh vẫn chưa được FIFA cho áp dụng rộng rãi, song không thể phủ nhận ý nghĩa quan trọng của chiếc thẻ này đối với việc lan tỏa và cổ xúy cho bóng đá đẹp. (…)

2. Báo điện tử Vnexpress.net mới đây vừa đăng tải một video clip kể lại một ứng xử đẹp trong cuộc sống: Anh Nguyễn Văn Lộc chạy xe máy trên cầu Bình Phước 2 (Quận 12, TP Hồ Chí Minh) thì nhìn thấy tờ tiền có mệnh giá 100.000 đồng bay ra từ một chiếc xe tải. Anh Lộc dừng xe đột ngột để nhặt tờ tiền khiến xe ô tô con do anh Huỳnh Bảo Toàn điều khiển, đâm tới từ phía sau. Anh Lộc bị hất văng khỏi xe máy, song may mắn không bị thương.

Anh Lộc sau đó lồm cồm đứng dậy và chủ động giải thích, nở nụ cười nói lời xin lỗi với anh Toàn. Qua trò chuyện, biết được hoàn cảnh khó khăn của anh Lộc, anh Toàn không những yêu cầu anh Lộc bồi thường mà còn quyết định tặng anh Lộc tiền sửa xe. Sau đó, anh Toàn còn quyết định tặng anh Lộc một chiếc xe máy còn mới để đi lại và phục vụ công việc, đồng thời mời anh Lộc về làm cho công ty của mình.

Khi nghe tin anh Toàn tặng cho mình chiếc xe máy mới, anh Lộc “quá vui, quá xúc động, đến gần sáng mới chợp mắt”. Giải thích về hành động của mình, anh Toàn cho biết: “Khi tai nạn, chú (anh Lộc) nhận lỗi ngay. Mình rất cảm kích việc chú thấy mình sai và nhận mình sai. Cộng thêm việc nữa là, chiếc xe này (xe máy của anh Lộc) đã cũ nát rồi”. Qua hành động của mình, anh Toàn chỉ muốn gửi gắm một thông điệp: “Khi xảy ra va chạm giao thông, mình biết sai, mình xin lỗi thì mọi chuyện sẽ nhẹ đi rất nhiều, mang lại cái kết rất đẹp”. Hành động của anh Toàn đã được sự tán thưởng của nhiều người, cho rằng đó là “chuyện cổ tích giữa đời thường” – đối lập hoàn toàn so với những cãi cọ thường thấy sau mỗi vụ va chạm giao thông. Anh Lộc và anh Toàn thật xứng đáng được nhận những “tấm thẻ xanh” để lan tỏa nhận thức và những hành động mà nhỏ mà đẹp trong cuộc sống.

(Dẫn theo Nguyên Phong, https://baothanhhoa.vn/the-thao-quoc-te/, 11/3/2021)

Anh/Chị hiểu như thế nào về hình ảnh “chiếc thẻ xanh” ở cuối văn bản?

Xem đáp án
Hình ảnh “chiếc thẻ xanh” ở cuối văn bản: Cũng giống như tấm thẻ xanh dùng để công nhận những hành động đẹp trong bóng đá, “chiếc thẻ xanh” trong đời thường không mang hình dáng rõ rệt của tấm thẻ trọng tài nhưng vẫn cho thấy sự trân trọng, tôn kính của mọi người đối với những con người có hành động đẹp.

Câu 4:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Chiếc thẻ xanh” trong cuộc sống

1. Trong bóng đá, chúng ta đã quá quen với việc trọng tài rút ra các tấm thẻ màu vàng, màu đỏ để phạt các cầu thủ. Ít người biết rằng, trong bóng đá còn có tấm thẻ dù không phổ biến song rất giàu ý nghĩa - tấm thẻ màu xanh lục - phần thưởng cho các cầu thủ có hành động fair-play.

Ý tưởng về chiếc thẻ xanh có từ năm 2015 và đến tháng 1-2016 thì được Liên đoàn Bóng đá Ý chấp thuận đưa vào áp dụng ở các trận đấu thuộc Serie B. Ngày 10-10-2016, lần đầu tiên chiếc thẻ đặc biệt này được sử dụng. ( ... )

Từ khi ra đời đến nay, đã có nhiều cầu thủ ở Serie B nhận thẻ xanh đã được trao những phần thưởng đặc biệt vào mỗi cuối tháng. Dù thẻ xanh vẫn chưa được FIFA cho áp dụng rộng rãi, song không thể phủ nhận ý nghĩa quan trọng của chiếc thẻ này đối với việc lan tỏa và cổ xúy cho bóng đá đẹp. (…)

2. Báo điện tử Vnexpress.net mới đây vừa đăng tải một video clip kể lại một ứng xử đẹp trong cuộc sống: Anh Nguyễn Văn Lộc chạy xe máy trên cầu Bình Phước 2 (Quận 12, TP Hồ Chí Minh) thì nhìn thấy tờ tiền có mệnh giá 100.000 đồng bay ra từ một chiếc xe tải. Anh Lộc dừng xe đột ngột để nhặt tờ tiền khiến xe ô tô con do anh Huỳnh Bảo Toàn điều khiển, đâm tới từ phía sau. Anh Lộc bị hất văng khỏi xe máy, song may mắn không bị thương.

Anh Lộc sau đó lồm cồm đứng dậy và chủ động giải thích, nở nụ cười nói lời xin lỗi với anh Toàn. Qua trò chuyện, biết được hoàn cảnh khó khăn của anh Lộc, anh Toàn không những yêu cầu anh Lộc bồi thường mà còn quyết định tặng anh Lộc tiền sửa xe. Sau đó, anh Toàn còn quyết định tặng anh Lộc một chiếc xe máy còn mới để đi lại và phục vụ công việc, đồng thời mời anh Lộc về làm cho công ty của mình.

Khi nghe tin anh Toàn tặng cho mình chiếc xe máy mới, anh Lộc “quá vui, quá xúc động, đến gần sáng mới chợp mắt”. Giải thích về hành động của mình, anh Toàn cho biết: “Khi tai nạn, chú (anh Lộc) nhận lỗi ngay. Mình rất cảm kích việc chú thấy mình sai và nhận mình sai. Cộng thêm việc nữa là, chiếc xe này (xe máy của anh Lộc) đã cũ nát rồi”. Qua hành động của mình, anh Toàn chỉ muốn gửi gắm một thông điệp: “Khi xảy ra va chạm giao thông, mình biết sai, mình xin lỗi thì mọi chuyện sẽ nhẹ đi rất nhiều, mang lại cái kết rất đẹp”. Hành động của anh Toàn đã được sự tán thưởng của nhiều người, cho rằng đó là “chuyện cổ tích giữa đời thường” – đối lập hoàn toàn so với những cãi cọ thường thấy sau mỗi vụ va chạm giao thông. Anh Lộc và anh Toàn thật xứng đáng được nhận những “tấm thẻ xanh” để lan tỏa nhận thức và những hành động mà nhỏ mà đẹp trong cuộc sống.

(Dẫn theo Nguyên Phong, https://baothanhhoa.vn/the-thao-quoc-te/, 11/3/2021)

Qua văn bản, anh/chị suy nghĩ gì về ý nghĩa của việc biết nhìn nhận và sửa chữa sai lầm?

Xem đáp án

Ý nghĩa của việc biết nhìn nhận và sửa chữa sai lầm:

- Trong cuộc sống, không ai không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm, phạm phải nhiều lỗi lầm theo những mức độ khác nhau nên việc nhận lỗi và sửa lỗi sẽ khiến bản thân ra tốt lên từng ngày, giúp ta hoàn thiện nhân cách, đồng thời lấy lại niềm tin của người khác đối với mình.

- Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là người biết nhìn nhận thực tế, sẽ được người khác nhìn nhận và đánh giá cao,…

Câu 5:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết của việc lắng nghe trong cuộc sống.

Xem đáp án

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Sự cần thiết của việc lắng nghe trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về ý nghĩa của việc chấp nhận thay đổi trong cuộc sống.

Có thể theo hướng:

- Lắng nghe là quá trình chủ động, tập trung, trong đó người nghe phải nhẫn nại, chân thành lắng nghe những thanh âm cuộc sống quanh mình hoặc lắng nghe người khác bộc bạch, chia sẻ, trình bày quan điểm, ý kiến, ... về những câu chuyện của họ.

- Việc lắng nghe đem đến cho cơ hội được sở hữu chiếc chìa khóa diệu kỳ mở cánh cửa khám phá những điều tuyệt vời từ cuộc sống muôn màu.

- Lắng nghe tạo nhịp cầu kết nối con người: “Người hạnh phúc là người lắng nghe; kẻ bất hạnh là kẻ thổ lộ”. Khi lắng nghe người khác, ta sẽ biết đặt mình vào vị trí của họ; để cảm thông với họ, thay vì vội vàng đưa ra những nhận định, phán xét, định kiến phiến diện, tiêu cực, khiến họ bị tổn thương. Biết lắng nghe, mỗi người sẽ sống bao dung, vị tha, chân thành hơn.

- Lắng nghe giúp mỗi người tự rèn luyện cho mình tính nhẫn nại, kiên trì để đúc rút cho mình những bài học, kinh nghiệm quý báu

- Lắng nghe là cách mỗi người thể hiện thái độ tôn trọng người khác, đồng thời nắm bắt thành công theo cách riêng của mình.

- Lắng nghe cũng là con đường hóa giải các xung đột, mâu thuẫn lớn nhỏ trong đời sống, xã hội ...

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận