(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Chu Văn An - Thanh Hóa có đáp án

  • 137 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 1:

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản:

“Trong nhóm thợ xây đang làm việc cạnh nhà tôi, có một cậu phụ hồ dáng thư sinh nhưng luôn miệng ca hát. Cậu vừa tốt nghiệp phổ thông, làm những việc vặt như khiêng vác, sắp xếp đồ đạc và ở lại công trường vào ban đêm để trông coi vật liệu. Đêm, nằm dài trên chiếu, dưới ánh đèn tờ mờ, xung quanh ngổn ngang gạch cát, cậu vừa đọc ngấu nghiến những tờ báo tôi cho mượn và hát vang hết bài này đến bài khác.

Hỏi chuyện mới biết, ba mẹ cậu đều đi làm mướn, cố cho con học hết phổ thông, giờ thì ngặt nghèo lắm nên cậu phải lên Sài Gòn làm phụ hồ để kiếm sống và phụ giúp ba mẹ. Rồi cậu nói chắc nịch rằng sẽ kiếm đủ tiền để mai mốt đi học tiếp. Tôi hỏi cậu thích học ngành gì. Cậu nói ngay mình sẽ thi vào Nhạc viện.

Một cậu phụ hồ nghèo rớt đang nuôi giấc mơ vào Nhạc viện. Một hình ảnh dường như không thật khớp. Như hiểu ánh mắt ngại ngần của tôi, cậu nói thêm rằng nhiều người khuyên cậu nên theo một ước mơ khác, thực tế hơn. Nhưng cậu tin vào bản thân, và không có mục tiêu nào có thể làm cậu xao lãng.

Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”.

Nói cho tôi nghe đi, ước mơ của bạn là gì?”

 (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân)

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên?

Xem đáp án
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên: tự sự

Câu 2:

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản:

“Trong nhóm thợ xây đang làm việc cạnh nhà tôi, có một cậu phụ hồ dáng thư sinh nhưng luôn miệng ca hát. Cậu vừa tốt nghiệp phổ thông, làm những việc vặt như khiêng vác, sắp xếp đồ đạc và ở lại công trường vào ban đêm để trông coi vật liệu. Đêm, nằm dài trên chiếu, dưới ánh đèn tờ mờ, xung quanh ngổn ngang gạch cát, cậu vừa đọc ngấu nghiến những tờ báo tôi cho mượn và hát vang hết bài này đến bài khác.

Hỏi chuyện mới biết, ba mẹ cậu đều đi làm mướn, cố cho con học hết phổ thông, giờ thì ngặt nghèo lắm nên cậu phải lên Sài Gòn làm phụ hồ để kiếm sống và phụ giúp ba mẹ. Rồi cậu nói chắc nịch rằng sẽ kiếm đủ tiền để mai mốt đi học tiếp. Tôi hỏi cậu thích học ngành gì. Cậu nói ngay mình sẽ thi vào Nhạc viện.

Một cậu phụ hồ nghèo rớt đang nuôi giấc mơ vào Nhạc viện. Một hình ảnh dường như không thật khớp. Như hiểu ánh mắt ngại ngần của tôi, cậu nói thêm rằng nhiều người khuyên cậu nên theo một ước mơ khác, thực tế hơn. Nhưng cậu tin vào bản thân, và không có mục tiêu nào có thể làm cậu xao lãng.

Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”.

Nói cho tôi nghe đi, ước mơ của bạn là gì?”

 (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân)

Nghị lực của người thanh niên phụ hồ nuôi giấc mơ vào Nhạc viện được thể hiện như thế nào?

Xem đáp án
Nghị lực của người thanh niên phụ hồ nuôi giấc mơ vào Nhạc viện được thể hiện qua câu nói chắc nịch rằng sẽ kiếm đủ tiền để mai mốt đi học tiếp, qua hành động hằng đêm sau khi làm việc xong cậu đọc ngấu nghiến những tờ báo và hát vang hết bài này đến bài khác.

Câu 3:

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản:

“Trong nhóm thợ xây đang làm việc cạnh nhà tôi, có một cậu phụ hồ dáng thư sinh nhưng luôn miệng ca hát. Cậu vừa tốt nghiệp phổ thông, làm những việc vặt như khiêng vác, sắp xếp đồ đạc và ở lại công trường vào ban đêm để trông coi vật liệu. Đêm, nằm dài trên chiếu, dưới ánh đèn tờ mờ, xung quanh ngổn ngang gạch cát, cậu vừa đọc ngấu nghiến những tờ báo tôi cho mượn và hát vang hết bài này đến bài khác.

Hỏi chuyện mới biết, ba mẹ cậu đều đi làm mướn, cố cho con học hết phổ thông, giờ thì ngặt nghèo lắm nên cậu phải lên Sài Gòn làm phụ hồ để kiếm sống và phụ giúp ba mẹ. Rồi cậu nói chắc nịch rằng sẽ kiếm đủ tiền để mai mốt đi học tiếp. Tôi hỏi cậu thích học ngành gì. Cậu nói ngay mình sẽ thi vào Nhạc viện.

Một cậu phụ hồ nghèo rớt đang nuôi giấc mơ vào Nhạc viện. Một hình ảnh dường như không thật khớp. Như hiểu ánh mắt ngại ngần của tôi, cậu nói thêm rằng nhiều người khuyên cậu nên theo một ước mơ khác, thực tế hơn. Nhưng cậu tin vào bản thân, và không có mục tiêu nào có thể làm cậu xao lãng.

Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”.

Nói cho tôi nghe đi, ước mơ của bạn là gì?”

 (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân)

Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”.

Xem đáp án

Thí sinh nêu cách hiểu của mình về câu nói “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”.

Gợi ý:

- Ước mơ là những điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát hướng tới mong đạt được.

- Nghèo là sự thiếu thốn những nhu cầu tối thiểu.

- “người không có lấy một ước mơ” là người nghèo hơn cả “người không có một đồng xu dính túi”: câu nói đề cao ước mơ, đề cao vai trò, giá trị, ý nghĩa của ước mơ trong đời sống con người. Bởi vì, nếu không có lấy một ước mơ thì cuộc đời sẽ trở lên tẻ nhạt và vô nghĩa, tâm hồn sẽ trở nên nghèo nàn, cằn cỗi,…


Câu 4:

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản:

“Trong nhóm thợ xây đang làm việc cạnh nhà tôi, có một cậu phụ hồ dáng thư sinh nhưng luôn miệng ca hát. Cậu vừa tốt nghiệp phổ thông, làm những việc vặt như khiêng vác, sắp xếp đồ đạc và ở lại công trường vào ban đêm để trông coi vật liệu. Đêm, nằm dài trên chiếu, dưới ánh đèn tờ mờ, xung quanh ngổn ngang gạch cát, cậu vừa đọc ngấu nghiến những tờ báo tôi cho mượn và hát vang hết bài này đến bài khác.

Hỏi chuyện mới biết, ba mẹ cậu đều đi làm mướn, cố cho con học hết phổ thông, giờ thì ngặt nghèo lắm nên cậu phải lên Sài Gòn làm phụ hồ để kiếm sống và phụ giúp ba mẹ. Rồi cậu nói chắc nịch rằng sẽ kiếm đủ tiền để mai mốt đi học tiếp. Tôi hỏi cậu thích học ngành gì. Cậu nói ngay mình sẽ thi vào Nhạc viện.

Một cậu phụ hồ nghèo rớt đang nuôi giấc mơ vào Nhạc viện. Một hình ảnh dường như không thật khớp. Như hiểu ánh mắt ngại ngần của tôi, cậu nói thêm rằng nhiều người khuyên cậu nên theo một ước mơ khác, thực tế hơn. Nhưng cậu tin vào bản thân, và không có mục tiêu nào có thể làm cậu xao lãng.

Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”.

Nói cho tôi nghe đi, ước mơ của bạn là gì?”

 (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân)

Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra được từ đoạn văn bản trên là gì?

Xem đáp án

Thí sinh nêu thông điệp ý nghĩa nhất rút ra được từ đoạn văn bản trên và lí giải.

Gợi ý:

- Trong cuộc sống, mỗi người đều cần có ước mơ

- Hãy luôn nỗ lực thực hiện ước mơ của mình


Câu 5:

II. LÀM VĂN

Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi của tác giả trong đoạn văn bản trên: “Nói cho tôi nghe đi, ước mơ của bạn là gì?”

Xem đáp án

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành…
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, bày tỏ quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể triển khai theo hướng sau:

- Ước mơ là những điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát hướng tới mong đạt được

- Nêu ước mơ của bản thân

- Ý nghĩa của ước mơ đó đối với cuộc sống:

+ Có mục tiêu để phấn đấu

+ Có hy vọng, có niềm tin

+ Biết kiên trì, biết nỗ lực để thực hiện ước mơ

+ Cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn

- Không đồng tình với quan niệm sống phụ thuộc, ỷ lại vào bố mẹ, không có ước mơ

- Bài học nhận thức: Mỗi người đều cần có ước mơ và hãy luôn cố gắng để đạt được ước mơ đó bằng chính năng lực của mình

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận