Câu hỏi:
13/07/2024 1,011I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản:
“Trong nhóm thợ xây đang làm việc cạnh nhà tôi, có một cậu phụ hồ dáng thư sinh nhưng luôn miệng ca hát. Cậu vừa tốt nghiệp phổ thông, làm những việc vặt như khiêng vác, sắp xếp đồ đạc và ở lại công trường vào ban đêm để trông coi vật liệu. Đêm, nằm dài trên chiếu, dưới ánh đèn tờ mờ, xung quanh ngổn ngang gạch cát, cậu vừa đọc ngấu nghiến những tờ báo tôi cho mượn và hát vang hết bài này đến bài khác.
Hỏi chuyện mới biết, ba mẹ cậu đều đi làm mướn, cố cho con học hết phổ thông, giờ thì ngặt nghèo lắm nên cậu phải lên Sài Gòn làm phụ hồ để kiếm sống và phụ giúp ba mẹ. Rồi cậu nói chắc nịch rằng sẽ kiếm đủ tiền để mai mốt đi học tiếp. Tôi hỏi cậu thích học ngành gì. Cậu nói ngay mình sẽ thi vào Nhạc viện.
Một cậu phụ hồ nghèo rớt đang nuôi giấc mơ vào Nhạc viện. Một hình ảnh dường như không thật khớp. Như hiểu ánh mắt ngại ngần của tôi, cậu nói thêm rằng nhiều người khuyên cậu nên theo một ước mơ khác, thực tế hơn. Nhưng cậu tin vào bản thân, và không có mục tiêu nào có thể làm cậu xao lãng.
Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”.
Nói cho tôi nghe đi, ước mơ của bạn là gì?”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân)
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Nghị lực của người thanh niên phụ hồ nuôi giấc mơ vào Nhạc viện được thể hiện như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”.
Lời giải của GV VietJack
Thí sinh nêu cách hiểu của mình về câu nói “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”.
Gợi ý:
- Ước mơ là những điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát hướng tới mong đạt được.
- Nghèo là sự thiếu thốn những nhu cầu tối thiểu.
- “người không có lấy một ước mơ” là người nghèo hơn cả “người không có một đồng xu dính túi”: câu nói đề cao ước mơ, đề cao vai trò, giá trị, ý nghĩa của ước mơ trong đời sống con người. Bởi vì, nếu không có lấy một ước mơ thì cuộc đời sẽ trở lên tẻ nhạt và vô nghĩa, tâm hồn sẽ trở nên nghèo nàn, cằn cỗi,…
Câu 4:
Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra được từ đoạn văn bản trên là gì?
Lời giải của GV VietJack
Thí sinh nêu thông điệp ý nghĩa nhất rút ra được từ đoạn văn bản trên và lí giải.
Gợi ý:
- Trong cuộc sống, mỗi người đều cần có ước mơ
- Hãy luôn nỗ lực thực hiện ước mơ của mình
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. LÀM VĂN
Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi của tác giả trong đoạn văn bản trên: “Nói cho tôi nghe đi, ước mơ của bạn là gì?”
Câu 2:
II. LÀM VĂN
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài viết:
“Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hóm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Ðám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng "Ði ngay..." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vung lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất.
A Phủ chợt hiểu.
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi”.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB GD 2008, tr.13,14)
Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về quá trình nhận thức của Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
Câu 3:
Nghị lực của người thanh niên phụ hồ nuôi giấc mơ vào Nhạc viện được thể hiện như thế nào?
Câu 4:
Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”.
Câu 5:
Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra được từ đoạn văn bản trên là gì?
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!