(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 54)
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
NGHE TIẾNG HÀNH TINH THẦM THÌ
Tất cả thanh âm của một hệ sinh thái, từ tiếng suối chảy róc rách đến tiếng ríu rít chim ca, hoà phối với nhau tạo thành một “khung cảnh âm thanh” (soundscape) độc nhất, như một thứ “vân tay” của môi trường sống đó ở một trạng thái nhất định. Thế nhưng, loài người đã mang đến sự tuyệt chủng và biến đổi khí hậu những sự ồn ã làm thay đổi cách thiên nhiên thầm thì.
Các nhà khoa học đã chia thế giới âm thanh thành hai nhóm. “Giao hưởng địa ?” (geophony) gắn với các hoạt động tự nhiên như thác nước đổ hay tiếng ầm ầm của động đất. Còn lại là “giao hưởng sinh học” (biophony) được tạo ra bởi các sinh vật sống. Và rồi tiếng ồn của con người vang lên khắp quả đất, đến nỗi chúng ta đã phải gọi tên nhóm âm thanh thứ ba: “ồn ã nhân gian” (anthropophony).
Sự tĩnh lặng đáng lo của rừng già
Khi Eddie Game gắn một vài thiết bị ghi âm nhỏ bằng chiếc ví lên những thân cây ở Papua New Guinea, anh ấy đã ở sâu trong dãy núi Adelbert, cách con đường gần nhất khoảng ba ngày đi bộ băng rừng. Một loại máy sẽ ghi nhận siêu âm – âm thanh mà tai ta không thể nghe thấy; loại máy còn lại dành cho những âm thanh trong ngưỡng nghe của tai người. [...]
Mặc dù rừng mưa nhiệt đới chị che phủ khoảng 6% bề mặt Trái Đất, chúng là nơi sinh sống của hơn một nửa sổ loài động thực vật. Trong khung giờ sôi động nhất, những cảnh rừng thật sự rung động bởi âm thanh: khi kêu, vượn hú, chim hót liu lo, côn trùng rả rích, ếch kêu ồm ộp, mèo rừng gầm gừ, và còn nào là dơi và các loài gặm nhấm, bò sát,... Sức sống của một hệ sinh thái rừng thường biểu hiện qua lượng tiếng ồn bên trong nó. Vì thế, âm thanh sinh học (bioacoustic) lâu nay đã được sử dụng trong nghiên cứu và bảo tồn.
“Có một tín hiệu rất rõ ràng mỗi khi một môi trường bị suy thoái, đó là nó trở nên yên tĩnh hơn” – tác giả Livie Campbell dẫn lời Game trong một bài viết trên trang OneZero hồi tháng 2-2020. Game, nhà khoa học phụ trách khu vực châu Á Thái Bình Dương thuộc Tổ chức The Nature Conservancy, cho biết đã đến 6 quốc gia và chứng kiến điều tương tự: sự biến mất của những điệp khúc lúc bình minh.
[...] Một dịp khác, khi so sánh mức độ đa dạng của khu rừng đã bị khai thác và chưa bị khai thác ở Borneo (Indonesia), nhóm của Game đã bố trí một mạng lưới các micro cách nhau khoảng 1 km trong cả hai loại rừng. Họ phát hiện một xu hướng đáng lo ngại: sự đồng hoả. “Trong những khu rừng không bị chặt phá, mỗi kilômet âm thanh nghe hoàn toàn khác nhau. Ở những nơi đã bị can thiệp, tất cả đều nghe có vẻ giống nhau” – Game giải thích. [...]
Sự ồn ào nguy hiểm của đại dương
Rõ ràng chúng ta có thể nghe thấy khí hậu đang thay đổi. Nhưng buồn thay, những gì nghe được ở các đại dương lại là những ồn ào hỗn loạn có hại cho sinh vật. Ở Bắc Cực, lớp băng trên mặt biển đã giảm đáng kể do nhiệt độ tăng, tạo ra những vùng nước “lộ thiên” rộng lớn và tồn tại trong thời gian dài. Khi gió thổi qua vùng nước này, nó tạo ra hàng triệu bong bóng khi tí hon và những con sóng, hợp thành tiếng ồn xa lạ. Và hệ sinh thái tại đây “không tiến hoá để đối phó với sự xáo trộn như vậy”, theo nhà hải dương học Kate Stafford (Đại học Washington, Mỹ).
Các loài động vật như cá voi đầu cong (Balaena mysticetus) vốn sống ở những vùng nước tương đối yên tĩnh, nay lại phải đối mặt với nhiều tiếng ồn hơn do lượng băng biển – vốn là một lớp “cách âm” của thế giới dưới nước tránh khỏi những âm thanh ngoài môi trường – suy giảm, cũng như sự bùng nổ của tàu vận chuyển và thăm do dầu mỏ. “Tại một số thời điểm, khi tiếng ồn của máy khoan trở nên lớn hơn, tất cả chúng (cá voi) ngừng kêu, chúng chẳng buồn nói chuyện nữa” Stafford kể trên Wired.
Hệ sinh thái đại dương vốn đang đối mặt với ô nhiễm, hiện tượng axít hoá, và giới nghiên cứu lo ngại rằng tiếng ồn sẽ là “nhát dao cuối cùng” lên các loài có nguy cơ tuyệt chủng, theo tạp chí khoa học Nature.
Bức tranh có vẻ u ám, song tin tốt là chúng ta có thể cắt giảm “tiếng động nhân sinh” dễ dàng và nhanh chóng hơn so với việc giải quyết hiện tượng axit hoá đại dương hay ngành công nghiệp nhiên liệu hoá thạch, theo Nature.
Chẳng hạn, năm 2017 cảng Vancouver (Canada) bắt đầu chính sách chiết khấu cho những con tàu chạy... êm, khiến Canada trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng sáng kiến khuyến khích tài chính để giảm tiếng ồn đại dương và khí thải. Tháng 11-2018, trong nghị quyết bảo tồn sức khoẻ đại dương, Liên Hiệp Quốc cũng ghi nhận “nhu cầu cấp thiết” về nghiên cứu và hợp tác để giải quyết các tác động của anthropophony.
(Theo Lê My, Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 5/ 12/ 2020)
Câu 3:
“Sự biến mất của những điệp khúc lúc bình minh” cho thấy điều gì đang diễn ra trong đời sống?
Câu 5:
Theo anh/ chị, việc nhận thức đầy đủ về vấn đề được đề cập có ý nghĩa thế nào đối với mỗi chúng ta?
Câu 7:
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật được thể hiện trong đoạn trích sau:
Ai có thể đếm được đã bao năm tháng, bao đời người đã đi qua mà cái Tết về đại thể vẫn là một?
Tết gia đình.
Tết dân tộc.
Tết đậm đà phong vị cộng đồng, quãng giải lao giữa hai chặng đường vất vả, gian nan.
Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc. Vẫn là ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò nhau ý tử giữ gìn kiêng cữ cho khỏi dông cả năm dài. Ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô khảo, nhà không quét cho tài lộc khỏi thất tán. Vẫn là mùi hương hoa ngan ngát nơi bàn thờ ấy. Vẫn là làn không khí mới mẻ, hơi bỡ ngỡ, trịnh trọng ấy. Vẫn những gương mặt cởi mở, chan hoà giữa khung cảnh trời đất tươi đẹp vì được niềm phấn chấn của con người thâm nhập giao hoà. Lời chúc mừng tựu trung vẫn sắc thái tinh hoa của nền văn hoá dân tộc, phản chiếu những khát vọng hài hoà của con người về một đời sống no đủ, ấm áp và cao đẹp giữa các quan hệ gia đình, đồng bào, bè bạn, thầy trò.
Tết thoát khỏi cái xuất xứ từ làng quê cổ truyền ứng với thời gian nông nhàn, nhưng vẫn còn đầy đủ những nhân tố văn hoá truyền thống và trong sâu xa vẫn là điểm hội tụ sáng đẹp triết lí nhân sinh cao cả về sự chan hoà của con người với tự nhiên, vẫn là cái biểu trưng về một cuộc khởi hành mới, dẫu biết còn gian khó mà vẫn lạc quan, hi vọng.
Ba ngày Tết, gia đình ông Bằng gần như là một khối đơn nhất. Ngày mồng một, họ ở nhà đón khách. Ngày mồng hai, tất cả kéo về làng. Thuần phong mĩ tục hội tụ mọi người trong một cảm quan nhất quán “Mồng một thì ở nhà cha. Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy”, ngày mồng ba, ông Bằng, Đông, Luận đến thăm các thầy giáo cũ của mình.
Ông Bằng qua cơn xúc động bất thường đêm trừ tịch vốn tràn đầy nghị lực, đã trở lại thăng bằng, với bộ mặt tinh thần thật hào hứng, từ sớm mồng một Tết đón ông thợ mộc hàng xóm đến xông nhà, bà lang Chí và các cụ trong tổ hưu đến chúc Tết. Ông cũng đến chúc Tết họ, ở lại nhà bà lang Chí gần một giờ đồng hồ.
Và ngày mồng ba, ông già bảy nhằm tuổi khép nép như một chủ học trò nhỏ cùng bạn đồng khoa đến thăm ông thầy đã gần chín chục tuổi, cung kính chúc Tết thầy, xin thầy mấy chữ làm kỉ vật. Ba ngày Tết, Đông cũng tạm rời bàn tổ tôm, đóng vai ông con trưởng khả thành thục. Chị Hoài tham dự mọi hoạt động như một thành viên chính thức của gia đình. Phượng ngoan ngoãn hiền từ, hoà làm một với sinh hoạt của cả nhà.
(Trích: Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn[1], NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1985, tr.86-87)
[1] Mùa lá rụng trong vườn là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng, xuất bản năm 1985, lược tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986. Tác phẩm thể hiện sự quan sát và cảm nhận unh nhạy của nhà văn về những biến động, đổi thay trong tư tưởng và tâm lí của con người Việt Nam giai đoạn xã hội chuyển mình xoá bỏ hẳn mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với những rạn vỡ tất yếu theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực trong quan niệm sống, cách sống và lựa chọn các giá trị. Chuyện xảy ra ngay trong chính gia đình ông Bằng, một gia đình được coi là nền nếp, luôn giữ gìn gia pháp và gia phong, nay trở nên chao đảo trước những cơn địa chấn tinh thần từ bên ngoài. Nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho các giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc. (Theo Ngữ văn 12, Ban Cơ bản, Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.82). Cuốn tiểu thuyết gồm 20 chương, đoạn trích thuộc phần đầu của Chương 3.
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật được thể hiện trong đoạn trích sau:
Ai có thể đếm được đã bao năm tháng, bao đời người đã đi qua mà cái Tết về đại thể vẫn là một?
Tết gia đình.
Tết dân tộc.
Tết đậm đà phong vị cộng đồng, quãng giải lao giữa hai chặng đường vất vả, gian nan.
Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc. Vẫn là ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò nhau ý tử giữ gìn kiêng cữ cho khỏi dông cả năm dài. Ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô khảo, nhà không quét cho tài lộc khỏi thất tán. Vẫn là mùi hương hoa ngan ngát nơi bàn thờ ấy. Vẫn là làn không khí mới mẻ, hơi bỡ ngỡ, trịnh trọng ấy. Vẫn những gương mặt cởi mở, chan hoà giữa khung cảnh trời đất tươi đẹp vì được niềm phấn chấn của con người thâm nhập giao hoà. Lời chúc mừng tựu trung vẫn sắc thái tinh hoa của nền văn hoá dân tộc, phản chiếu những khát vọng hài hoà của con người về một đời sống no đủ, ấm áp và cao đẹp giữa các quan hệ gia đình, đồng bào, bè bạn, thầy trò.
Tết thoát khỏi cái xuất xứ từ làng quê cổ truyền ứng với thời gian nông nhàn, nhưng vẫn còn đầy đủ những nhân tố văn hoá truyền thống và trong sâu xa vẫn là điểm hội tụ sáng đẹp triết lí nhân sinh cao cả về sự chan hoà của con người với tự nhiên, vẫn là cái biểu trưng về một cuộc khởi hành mới, dẫu biết còn gian khó mà vẫn lạc quan, hi vọng.
Ba ngày Tết, gia đình ông Bằng gần như là một khối đơn nhất. Ngày mồng một, họ ở nhà đón khách. Ngày mồng hai, tất cả kéo về làng. Thuần phong mĩ tục hội tụ mọi người trong một cảm quan nhất quán “Mồng một thì ở nhà cha. Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy”, ngày mồng ba, ông Bằng, Đông, Luận đến thăm các thầy giáo cũ của mình.
Ông Bằng qua cơn xúc động bất thường đêm trừ tịch vốn tràn đầy nghị lực, đã trở lại thăng bằng, với bộ mặt tinh thần thật hào hứng, từ sớm mồng một Tết đón ông thợ mộc hàng xóm đến xông nhà, bà lang Chí và các cụ trong tổ hưu đến chúc Tết. Ông cũng đến chúc Tết họ, ở lại nhà bà lang Chí gần một giờ đồng hồ.
Và ngày mồng ba, ông già bảy nhằm tuổi khép nép như một chủ học trò nhỏ cùng bạn đồng khoa đến thăm ông thầy đã gần chín chục tuổi, cung kính chúc Tết thầy, xin thầy mấy chữ làm kỉ vật. Ba ngày Tết, Đông cũng tạm rời bàn tổ tôm, đóng vai ông con trưởng khả thành thục. Chị Hoài tham dự mọi hoạt động như một thành viên chính thức của gia đình. Phượng ngoan ngoãn hiền từ, hoà làm một với sinh hoạt của cả nhà.
(Trích: Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn[1], NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1985, tr.86-87)
[1] Mùa lá rụng trong vườn là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng, xuất bản năm 1985, lược tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986. Tác phẩm thể hiện sự quan sát và cảm nhận unh nhạy của nhà văn về những biến động, đổi thay trong tư tưởng và tâm lí của con người Việt Nam giai đoạn xã hội chuyển mình xoá bỏ hẳn mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với những rạn vỡ tất yếu theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực trong quan niệm sống, cách sống và lựa chọn các giá trị. Chuyện xảy ra ngay trong chính gia đình ông Bằng, một gia đình được coi là nền nếp, luôn giữ gìn gia pháp và gia phong, nay trở nên chao đảo trước những cơn địa chấn tinh thần từ bên ngoài. Nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho các giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc. (Theo Ngữ văn 12, Ban Cơ bản, Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.82). Cuốn tiểu thuyết gồm 20 chương, đoạn trích thuộc phần đầu của Chương 3.
84 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%