(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 12)

  • 101 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 2:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Một khi chúng ta chấp nhận mình, dám nhìn vào những khuyết điểm của bản thân, không có nghĩa là chúng ta chịu giữ mãi “cái tôi” cố hữu mà không cần thay đổi. Ngược lại, khi chấp nhận bản thân, chúng ta sẽ nhận ra sự cần thiết của việc không ngừng rèn luyện để trưởng thành và vững vàng hơn lên.

Hài lòng với bản thân là ta đang giữ được sự bình tĩnh cần có, đủ sáng suốt để biết được đâu là điều nên làm và đâu là điều không nên làm. “Chấp nhận bản thân để không ngừng thay đổi”. Thoạt nghe, ý tưởng này có vẻ là một sự đối lập và không thể cùng tồn tại trong một con người, nhưng sự thật thì điều kỳ diệu lại nằm ở đó. Chấp nhận không có nghĩa là cam chịu, cố thủ trong một hàng rào cách biệt với tất cả mọi thứ. Chấp nhận là mở rộng tâm hồn, biết đón lấy những thay đổi khi cần thiết để không ngừng làm mới bản thân trau dồi nhân cách.

(Trích Dám chấp nhận, Ernie Carvile, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, trang 54, 55)

Theo tác giả, chấp nhận được hiểu là như thế nào?

Xem đáp án

Theo tác giả chấp nhận được hiểu:

- Chấp nhận không có nghĩa là cam chịu, cố thủ trong một hàng rào cách biệt với tất cả mọi thứ.

- Chấp nhận là mở rộng tâm hồn, biết đón lấy những thay đổi khi cần thiết để không ngừng làm mới bản thân, trau dồi nhân cách.


Câu 3:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Một khi chúng ta chấp nhận mình, dám nhìn vào những khuyết điểm của bản thân, không có nghĩa là chúng ta chịu giữ mãi “cái tôi” cố hữu mà không cần thay đổi. Ngược lại, khi chấp nhận bản thân, chúng ta sẽ nhận ra sự cần thiết của việc không ngừng rèn luyện để trưởng thành và vững vàng hơn lên.

Hài lòng với bản thân là ta đang giữ được sự bình tĩnh cần có, đủ sáng suốt để biết được đâu là điều nên làm và đâu là điều không nên làm. “Chấp nhận bản thân để không ngừng thay đổi”. Thoạt nghe, ý tưởng này có vẻ là một sự đối lập và không thể cùng tồn tại trong một con người, nhưng sự thật thì điều kỳ diệu lại nằm ở đó. Chấp nhận không có nghĩa là cam chịu, cố thủ trong một hàng rào cách biệt với tất cả mọi thứ. Chấp nhận là mở rộng tâm hồn, biết đón lấy những thay đổi khi cần thiết để không ngừng làm mới bản thân trau dồi nhân cách.

(Trích Dám chấp nhận, Ernie Carvile, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, trang 54, 55)

Theo anh/ chị, vì sao tác giả lại cho rằng “Chấp nhận bản thân để không ngừng thay đổi”?

Xem đáp án

Tác giả cho rằng: “Chấp nhận bản thân để không ngừng thay đổi” vì khi chúng ta biết chấp nhận nghĩa là biết bằng lòng và đồng tình với hiện thực tốt đẹp hoặc chưa được như mong muốn của chính bản thân mình thì hướng tích cực.

- Mặt khác, qua câu nói trên, tác giả muốn khuyên mọi người hãy biết chấp nhận bản thân và không ngừng thay đổi để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.


Câu 4:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Một khi chúng ta chấp nhận mình, dám nhìn vào những khuyết điểm của bản thân, không có nghĩa là chúng ta chịu giữ mãi “cái tôi” cố hữu mà không cần thay đổi. Ngược lại, khi chấp nhận bản thân, chúng ta sẽ nhận ra sự cần thiết của việc không ngừng rèn luyện để trưởng thành và vững vàng hơn lên.

Hài lòng với bản thân là ta đang giữ được sự bình tĩnh cần có, đủ sáng suốt để biết được đâu là điều nên làm và đâu là điều không nên làm. “Chấp nhận bản thân để không ngừng thay đổi”. Thoạt nghe, ý tưởng này có vẻ là một sự đối lập và không thể cùng tồn tại trong một con người, nhưng sự thật thì điều kỳ diệu lại nằm ở đó. Chấp nhận không có nghĩa là cam chịu, cố thủ trong một hàng rào cách biệt với tất cả mọi thứ. Chấp nhận là mở rộng tâm hồn, biết đón lấy những thay đổi khi cần thiết để không ngừng làm mới bản thân trau dồi nhân cách.

(Trích Dám chấp nhận, Ernie Carvile, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, trang 54, 55)

Thông điệp ý nghĩa nhất với anh/ chị sau văn bản là gì?

Xem đáp án

Thí sinh nêu rõ thông điệp và lí giải thuyết phục:

Sau đây là một gợi ý:

- Hãy chấp nhận bản thân để mỗi người trở nên trưởng thành và vững vàng hơn trong cuộc sống.


Câu 5:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc nuôi dưỡng tâm hồn.

Xem đáp án

 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Sự cần thiết của việc nuôi dưỡng tâm hồn.

 c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề sự cần thiết của việc nuôi dưỡng tâm hồn.

Có thể theo hướng:

- “Tâm hồn” là sự biểu hiện cho những suy nghĩ cảm xúc hay thậm chí là tư tưởng và bản tính của mỗi cá nhân. “Nuôi dưỡng tâm hồn” là việc chúng ta có những ý thức và hành động tích cực hướng tâm hồn mình hướng thiện, trở nên tốt đẹp hơn. Việc nuôi dưỡng sự phát triển tâm hồn của mỗi người là điều rất cần thiết.

- Nuôi dưỡng tâm hồn giúp con người ý thức về hành động và có cái nhìn sâu sắc, tinh tế hơn về cuộc sống.

- Nuôi dưỡng tâm hồn giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, hòa hợp với mọi người.

- Nuôi dưỡng tâm hồn là khâu đầu tiên trong việc hình thành nhân cách con người.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận