(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 36)

248 người thi tuần này 4.6 564 lượt thi 7 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

1485 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)

9.8 K lượt thi 7 câu hỏi
1248 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)

7.7 K lượt thi 7 câu hỏi
1073 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)

7.4 K lượt thi 7 câu hỏi
1051 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)

6 K lượt thi 7 câu hỏi
1003 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)

6.1 K lượt thi 7 câu hỏi
818 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)

2.9 K lượt thi 7 câu hỏi
813 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)

3.4 K lượt thi 7 câu hỏi
750 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)

3.7 K lượt thi 7 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

    Đọc văn bản sau:

NỖI BUỒN LÀNG CHIẾU

(Trích)

(Tiêu Dao – Bảo Anh)

    Từng suy rồi thịnh, từng có cả trăm hộ làm nghề nhưng rồi bây giờ khung dệt bụi phủ, tay người chênh chao. Nỗi niềm của làng chiếu chẳng mấy người thấu tỏ khi chỉ duy nhất một bà lão còn dệt chiếu, nhưng cũng đầy chông chênh.

    Gió buồn lay đồng cói

    Làng Cẩm Nê (xã Hoà Tiến, Hoà Vang, Đà Nẵng) giờ đã khác khi đời sống người dẫn khấm khá hơn rất nhiều, bao quanh vẫn là đồng lúa đang chín vàng và chon von những ngôi nhà 2 – 3 tầng rợp bóng cây xanh. Làng từng nổi tiếng với nghề dệt chiếu, có những chiếc chiếu đặc biệt dệt để tiến vua. Người làng trong câu chuyện mỗi tối, vẫn cứ nhớ về cha ông mình với câu chuyện về một chiếc chiếu hoa được tiến kinh ngày trước. Chiếu rộng 2,5 mét và dài tới 25 mét, được những người dệt chiếu lão luyện làm trong gần một tháng. Nhờ chiếc chiếu ấy, người làng đã được ban thưởng trọng hậu và sau kì tích đó, tiếng tăm chiếu Cẩm Nê đã bay đi khắp nước.

    [...] Nhưng làng chiếu bây giờ dường như chỉ còn cái tên, bởi chẳng còn những lách cách thoi đưa, những sợi cói rực rỡ trong nắng, những bãi đay bãi lúc rì rào trong gió, tất cả chỉ là một thời quả vãng. Những cơn lốc của thị trường đã cuốn làng chiếu lao đao. Nào là những sản phẩm đệm, rồi chiếu nhựa, chiếu công nghiệp, thảm các loại với giá rẻ đã đánh sập cái nghề truyền thống mấy trăm năm của làng.

    Quả trưa, bà Dương Thị Thông (65 tuổi) mới tất tả đạp xe về. Bà là con gái cụ Ngô Thị Thân – một nghệ nhân dệt chiếu hơn 70 năm làm nghề của làng. Bà Thông, con gái cụ, cũng là một nghệ nhân, nhưng lại là người cuối cùng còn dệt chiếu ở làng. Trước cửa, tấm biển giới thiệu sản phẩm làng nghề chiếu Cẩm Nê của bà đã bạc như cái nghề của cha ông đang lay lắt ở chính nơi này. Giờ bà Thông chỉ thi thoảng mới dệt chiếu, khi có khách đặt hàng, hay khi có đoàn du lịch tới thăm và chỉ những dịp cuối năm, khi việc nông đã vãn, việc làm thuê cũng vơi, còn lại ngày ngày bà đi phụ hồ, đi nấu đám tiệc, hay làm các công việc lặt vặt khác. Bởi, nghề gia truyền giờ không còn nuôi sống nổi thân mình, bỏ thì cũng tiếc lắm chứ! Cái nghề dệt chiếu như máu như thịt, là nghề gia truyền khi ông bà nội và cha mẹ bà cũng là những nghệ nhân dệt chiếu trong làng. Tuy trải nhiều giai đoạn thăng trầm, gia đình bà vẫn cố gắng giữ cho được nghề. Ngay từ năm 10 tuổi, bà Thông đã được cha mẹ truyền lại và cho đến nay, bà đã gắn bó với nghề

hơn 55 năm qua

    Trong mạch ngầm trí nhớ, bà Thông vẫn mường tượng ra cảnh người làng từ già đến trẻ, người trồng lác, người chăm đay, người xe sợi, người nhuộm cói,... tiếng gọi tiếng cười, tiếng thoi tiếng cửu rộn ràng với cả tiếng mua bán giăng kín cả làng chiếu này. [...]

    Công làm một chiếc chiếu không hề nhỏ, từ việc gặt lác, chặt đay về đem phơi, rồi nấu phẩm lên và nhúng sợi lác vào, nhúng từng nắm một và mang phơi nắng. [...] Mỗi khung dệt có hai người tham gia. Trong đó, một người luồn cói và người kia dùng go dệt cói vào đay cho chắc chắn. Chiếu dệt xong mang phơi khắp sân, rồi cuối cùng ghim các đầu dây đay để cho hai đầu chiếu khỏi bung ra. [...] Mỗi đôi chiếu đặt làm đặc biệt thì giá 700.000 – 800.000 đồng, tương đương với chiếu trúc làm máy. Sau khi trừ tiền thuê nhân công và nguyên vật liệu thì gần như không còn một đồng lời. Do không có nguồn nguyên liệu tại chỗ, người làng chiếu phải đặt mua sợi cói từ địa phương khác, lấy công phơi, nhuộm cói, dệt chiếu làm lời. Mỗi chiếc chiếu thủ công thông thường được bán với giá khoảng 250.000 300.000 đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, số tiền bán được có khi cũng không đủ trang trải cuộc sống. Bởi vậy, cái nghề cứ dần lụi đi trông thấy.

    Người còn nhớ tiếng thoi đưa

    Tôi đi khắp làng, ngang qua những xóm Đùng, xóm Đồng Khánh, xóm Bến Đò, xóm Bến Bắc, xóm Dinh, xóm Làng,... chẳng còn vang tiếng loạch xoạch của người làm chiếu nữa. Nhiều người già trong làng cũng đau đáu với cái nghề của cha ông. Nhưng, đành chịu. Cuộc sống của những người làm chiếu rơi vào khó khăn, người làng lần lượt bỏ nghề, những khung dệt dần đóng bụi. “Cách đây 5 – 7 năm, sau nhiều năm cất giữ với ước mong hồi sinh làng nghề, nhiều nhà đành phá khung dệt vì chật nhà. Người làng cái tay không còn quen đưa thoi, bàn chân            không còn quen dập, con mắt không còn quen nhìn màu nhuộm nữa. Đau lòng lắm!”, bà Ngô Thị Mua (66 tuổi, trú thôn Cẩm Nê), người phụ làm chiếu với bà Thông bộc bạch.

    Còn bà Thông gắn bó với nghề hơn 50 năm, trải qua biết bao những thăng trầm cùng khung dệt, bà Thông vẫn không nỡ rời xa. Ngày trước cả làng có khoảng 200 hộ nhưng hộ nào cũng dệt chiếu mưu sinh. Khung cảnh làng quê nhộn nhịp lắm. Còn bây giờ, gần 700 hộ dân mà chỉ còn mình bà Thông bám trụ. Nguyện vọng duy nhất của bà là giữ nghề cho đến khi nằm xuống. Không làm thường xuyên nữa nhưng cần thì vẫn dệt chiếu để giữ lấy thương hiệu làng nghề. Dù vậy, tuổi đã cao, thỉnh thoảng bà Thông mới ngồi vào khung dệt. Chiếc khung dệt hầu như nằm lặng lẽ ở góc sân mà nhớ bàn tay đưa thoi.

(Trích Nỗi buồn làng chiếu, https://antg.cand.com.vn/Phong-su/noi-buon-lang- chieu-i733372/, 06/06/2024)

Câu 6:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích vai trò của một yếu tố tượng trưng trong việc thể hiện nội dung ở bài thơ sau:

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ GÁNH NƯỚC SÔNG

    Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái   

    Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy

    Những người đàn bà xuống gánh nước sông

    Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt

    Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi

    Bàn tay kia bấu vào mây trắng

    Sông gục mặt vào bờ đất lần đi

    Những người đàn ông mang cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ

    Những con Cả Thiêng quay mặt khóc

    Những chiếc phao ngô chết nổi

    Những người đàn ông giận dữ, buồn bã và bỏ đi

    Đã năm năm, mười năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy

    Sau những người đàn bà gánh nước sông là lũ trẻ cởi truồng

    Chạy theo mẹ và lớn lên

    Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến

     Con trai lại vác cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ

    Và Cả Thiêng lại quay mặt khóc

    Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi.

(Nguyễn Quang Thiều, Những người đàn bà gánh nước sông,

NXB Văn học, 1995)


4.6

113 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%