(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 33)

  • 146 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

LỜI AN ỦI MANG LẠI SỰ ẤM ÁP

Sống trong xã hội, chúng ta có bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp, còn có cả các mối quan hệ khác nữa. Chia sẻ niềm vui của mình hoặc cùng vui với người khác khiến cả hai bên đều cảm thấy vui vẻ. Ngược lại, khi gặp phải chuyện buồn cũng vậy. Sau khi chia sẻ với người khác, nỗi buồn của bạn sẽ vơi đi một nửa. Vì vậy, khi bạn của bạn gặp chuyện không vui, bạn nhất định phải chủ động an ủi, khiến đối phương được giải tỏa và cảm thấy ấm áp trong lòng.

An ủi là sợi dây liên kết trong giao tiếp. Lời an ủi có thể khiến con người có sức mạnh tinh thần, dũng cảm đối mặt với khó khăn...

Khi người khác gặp khó khăn, chúng ta không chỉ an ủi, khích lệ họ về mặt tinh thần mà nên có hành động giúp đỡ đối phương...

Khi người khác gặp khó khăn, bạn nên giúp đỡ họ, như vậy bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và xây dựng được tình cảm tốt đẹp với mọi người xung quanh.

(Trích Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ, Trác Nhã, NXB Văn học năm 2018, tr.395)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Xem đáp án

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận


Câu 2:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

LỜI AN ỦI MANG LẠI SỰ ẤM ÁP

Sống trong xã hội, chúng ta có bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp, còn có cả các mối quan hệ khác nữa. Chia sẻ niềm vui của mình hoặc cùng vui với người khác khiến cả hai bên đều cảm thấy vui vẻ. Ngược lại, khi gặp phải chuyện buồn cũng vậy. Sau khi chia sẻ với người khác, nỗi buồn của bạn sẽ vơi đi một nửa. Vì vậy, khi bạn của bạn gặp chuyện không vui, bạn nhất định phải chủ động an ủi, khiến đối phương được giải tỏa và cảm thấy ấm áp trong lòng.

An ủi là sợi dây liên kết trong giao tiếp. Lời an ủi có thể khiến con người có sức mạnh tinh thần, dũng cảm đối mặt với khó khăn...

Khi người khác gặp khó khăn, chúng ta không chỉ an ủi, khích lệ họ về mặt tinh thần mà nên có hành động giúp đỡ đối phương...

Khi người khác gặp khó khăn, bạn nên giúp đỡ họ, như vậy bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và xây dựng được tình cảm tốt đẹp với mọi người xung quanh.

(Trích Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ, Trác Nhã, NXB Văn học năm 2018, tr.395)

Theo tác giả, lời an ủi có thể khiến con người có những gì?

Xem đáp án

Theo tác giả, lời an ủi có thể khiến con người có sức mạnh tinh thần, dũng cảm đối mặt với khó khăn...


Câu 3:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

LỜI AN ỦI MANG LẠI SỰ ẤM ÁP

Sống trong xã hội, chúng ta có bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp, còn có cả các mối quan hệ khác nữa. Chia sẻ niềm vui của mình hoặc cùng vui với người khác khiến cả hai bên đều cảm thấy vui vẻ. Ngược lại, khi gặp phải chuyện buồn cũng vậy. Sau khi chia sẻ với người khác, nỗi buồn của bạn sẽ vơi đi một nửa. Vì vậy, khi bạn của bạn gặp chuyện không vui, bạn nhất định phải chủ động an ủi, khiến đối phương được giải tỏa và cảm thấy ấm áp trong lòng.

An ủi là sợi dây liên kết trong giao tiếp. Lời an ủi có thể khiến con người có sức mạnh tinh thần, dũng cảm đối mặt với khó khăn...

Khi người khác gặp khó khăn, chúng ta không chỉ an ủi, khích lệ họ về mặt tinh thần mà nên có hành động giúp đỡ đối phương...

Khi người khác gặp khó khăn, bạn nên giúp đỡ họ, như vậy bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và xây dựng được tình cảm tốt đẹp với mọi người xung quanh.

(Trích Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ, Trác Nhã, NXB Văn học năm 2018, tr.395)

Phân tích hiệu quả của phép điệp cấu trúc được sử dụng trong những câu sau:

Khi người khác gặp khó khăn, chúng ta không chỉ an ủi, khích lệ họ về mặt tinh thần mà nên có hành động giúp đỡ đối phương...

Khi người khác gặp khó khăn, bạn nên giúp đỡ họ, như vậy bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và xây dựng được tình cảm tốt đẹp với mọi người xung quanh.

Xem đáp án

- Những câu văn sử dụng biện pháp tu từ điệp câu trúc: Khi người khác gặp khó khăn, ...

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh khi người khác gặp khó khăn, chúng ta ngoài an ủi, khích lệ về mặt tinh thần, còn có thể chia sẻ, giúp đỡ bằng việc làm cụ thể; giúp đỡ người khác, chúng ta sẽ nhận được sự tín nhiệm và tình cảm tốt đẹp mọi người dành cho mình.

+ Tác giả khuyên mọi người không vô cảm, bàng quan trước khó khăn của người khác mà cần an ủi kèm theo sự giúp đỡ thông qua các hành động thiết thực phù hợp.

+ Giúp sự diễn đạt trong lời văn trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, tăng sức thuyết phục cho lập luận.


Câu 4:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

LỜI AN ỦI MANG LẠI SỰ ẤM ÁP

Sống trong xã hội, chúng ta có bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp, còn có cả các mối quan hệ khác nữa. Chia sẻ niềm vui của mình hoặc cùng vui với người khác khiến cả hai bên đều cảm thấy vui vẻ. Ngược lại, khi gặp phải chuyện buồn cũng vậy. Sau khi chia sẻ với người khác, nỗi buồn của bạn sẽ vơi đi một nửa. Vì vậy, khi bạn của bạn gặp chuyện không vui, bạn nhất định phải chủ động an ủi, khiến đối phương được giải tỏa và cảm thấy ấm áp trong lòng.

An ủi là sợi dây liên kết trong giao tiếp. Lời an ủi có thể khiến con người có sức mạnh tinh thần, dũng cảm đối mặt với khó khăn...

Khi người khác gặp khó khăn, chúng ta không chỉ an ủi, khích lệ họ về mặt tinh thần mà nên có hành động giúp đỡ đối phương...

Khi người khác gặp khó khăn, bạn nên giúp đỡ họ, như vậy bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và xây dựng được tình cảm tốt đẹp với mọi người xung quanh.

(Trích Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ, Trác Nhã, NXB Văn học năm 2018, tr.395)

Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/ chị nhận được sau đoạn trích là gì? Vì sao?

Xem đáp án

Thí sinh nêu được thông điệp ý nghĩa và lí giải.

Gợi ý:

- Hãy biết chia sẻ với khó khăn của người khác vì đó là biểu hiện của tình người tốt đẹp con người dành cho nhau trong cuộc sống rộng lớn, đồng thời đó cũng là sự quan tâm, sẻ chia bạn dành cho các mối quan hệ xã hội mà bạn đang có.


Câu 5:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều cần làm để an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.

Xem đáp án

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Điều cần làm để an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.

 c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề ý nghĩa của việc trân trọng quá khứ trong cuộc sống. Có thể theo hướng:

- Tìm hiểu nguyên nhân khiến đối phương buồn phiền. Bởi muốn an ủi đúng cách và có hiệu quả thì phải hiểu nguyên nhân.

- Thể hiện sự đồng cảm để người khác tin tưởng giãi bày khó khăn của họ.

- Hãy lắng nghe sau đó mới an ủi. Vì chỉ có lắng nghe bạn mới hiểu rõ căn nguyên nguồn gốc của sự việc từ đó đưa ra lời khuyên đúng đắn, phù hợp.

- Hãy dùng lời nói tích cực để an ủi người khác để họ kiên cường, dũng cảm bước qua khó khăn.

- Hãy giúp đỡ, chia sẻ với họ bằng những việc làm trong khả năng bạn có thể.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận