(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn sở GD&ĐT Phú Thọ có đáp án

  • 198 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản:

“Cuộc sống là một trò chơi mà bạn phải chọn lựa, hoặc trở thành người chơi, hoặc chỉ là người ngoài cuộc. Nếu bạn tham gia vào trò chơi và cống hiến hết mình cho nó thì bạn sẽ tìm thấy được niềm vui, và cuộc sống của bạn sẽ trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu chọn làm kẻ ngoài cuộc, bạn sẽ để cuộc đời mình trôi qua trong tẻ nhạt, buồn chán.

Thật đáng buồn là rất nhiều người trong chúng ta chọn lựa cách sống thứ hai vì không đủ can đảm để sống một cuộc đời đích thực. Những kẻ ngoài cuộc thường chẳng làm nên trò trống gì. Họ không thể chăm lo cho bản thân cũng chẳng thể giúp ích được gì cho những người xung quanh. Trong khi người khác bận rộn ở sở làm hay trong nhà máy thì họ lại sống như một loài tầm gửi, chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.

“Sống” và “tồn tại” là hai khái niệm thường xuyên được con người nhắc đến trong thế giới hiện đại. Bạn chỉ thật sự “sống” khi dũng cảm dấn thân và cống hiến hết mình cho những mục đích cao cả. Nếu không, cuộc đời bạn chỉ còn là sự “tồn tại” mà thôi.’

(Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams, biên dịch: Thu Hằng, NXB Trẻ, 2008, tr.50)

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về phương thức biểu đạt.

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.


Câu 2:

I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản:

“Cuộc sống là một trò chơi mà bạn phải chọn lựa, hoặc trở thành người chơi, hoặc chỉ là người ngoài cuộc. Nếu bạn tham gia vào trò chơi và cống hiến hết mình cho nó thì bạn sẽ tìm thấy được niềm vui, và cuộc sống của bạn sẽ trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu chọn làm kẻ ngoài cuộc, bạn sẽ để cuộc đời mình trôi qua trong tẻ nhạt, buồn chán.

Thật đáng buồn là rất nhiều người trong chúng ta chọn lựa cách sống thứ hai vì không đủ can đảm để sống một cuộc đời đích thực. Những kẻ ngoài cuộc thường chẳng làm nên trò trống gì. Họ không thể chăm lo cho bản thân cũng chẳng thể giúp ích được gì cho những người xung quanh. Trong khi người khác bận rộn ở sở làm hay trong nhà máy thì họ lại sống như một loài tầm gửi, chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.

“Sống” và “tồn tại” là hai khái niệm thường xuyên được con người nhắc đến trong thế giới hiện đại. Bạn chỉ thật sự “sống” khi dũng cảm dấn thân và cống hiến hết mình cho những mục đích cao cả. Nếu không, cuộc đời bạn chỉ còn là sự “tồn tại” mà thôi.’

(Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams, biên dịch: Thu Hằng, NXB Trẻ, 2008, tr.50)

Tác giả bài viết định nghĩa như thế nào về cuộc sống?

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc, tìm ý.

Cách giải:

Tác giả định nghĩa về cuộc sống: Cuộc sống là một trò chơi mà bạn phải chọn lựa, hoặc trở thành người chơi, hoặc chỉ là người ngoài cuộc.


Câu 3:

I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản:

“Cuộc sống là một trò chơi mà bạn phải chọn lựa, hoặc trở thành người chơi, hoặc chỉ là người ngoài cuộc. Nếu bạn tham gia vào trò chơi và cống hiến hết mình cho nó thì bạn sẽ tìm thấy được niềm vui, và cuộc sống của bạn sẽ trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu chọn làm kẻ ngoài cuộc, bạn sẽ để cuộc đời mình trôi qua trong tẻ nhạt, buồn chán.

Thật đáng buồn là rất nhiều người trong chúng ta chọn lựa cách sống thứ hai vì không đủ can đảm để sống một cuộc đời đích thực. Những kẻ ngoài cuộc thường chẳng làm nên trò trống gì. Họ không thể chăm lo cho bản thân cũng chẳng thể giúp ích được gì cho những người xung quanh. Trong khi người khác bận rộn ở sở làm hay trong nhà máy thì họ lại sống như một loài tầm gửi, chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.

“Sống” và “tồn tại” là hai khái niệm thường xuyên được con người nhắc đến trong thế giới hiện đại. Bạn chỉ thật sự “sống” khi dũng cảm dấn thân và cống hiến hết mình cho những mục đích cao cả. Nếu không, cuộc đời bạn chỉ còn là sự “tồn tại” mà thôi.’

(Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams, biên dịch: Thu Hằng, NXB Trẻ, 2008, tr.50)

Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: “Trong khi người khác bận rộn ở sở làm hay trong nhà máy thì họ lại sống như một loài tầm gửi, chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác”.

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ.

Cách giải:

Gợi ý:

Biện pháp tu từ: Tương phản.

Tác dụng: Chỉ rõ, nhấn mạnh sự khác biệt giữa hai lối sống.


Câu 4:

I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản:

“Cuộc sống là một trò chơi mà bạn phải chọn lựa, hoặc trở thành người chơi, hoặc chỉ là người ngoài cuộc. Nếu bạn tham gia vào trò chơi và cống hiến hết mình cho nó thì bạn sẽ tìm thấy được niềm vui, và cuộc sống của bạn sẽ trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu chọn làm kẻ ngoài cuộc, bạn sẽ để cuộc đời mình trôi qua trong tẻ nhạt, buồn chán.

Thật đáng buồn là rất nhiều người trong chúng ta chọn lựa cách sống thứ hai vì không đủ can đảm để sống một cuộc đời đích thực. Những kẻ ngoài cuộc thường chẳng làm nên trò trống gì. Họ không thể chăm lo cho bản thân cũng chẳng thể giúp ích được gì cho những người xung quanh. Trong khi người khác bận rộn ở sở làm hay trong nhà máy thì họ lại sống như một loài tầm gửi, chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.

“Sống” và “tồn tại” là hai khái niệm thường xuyên được con người nhắc đến trong thế giới hiện đại. Bạn chỉ thật sự “sống” khi dũng cảm dấn thân và cống hiến hết mình cho những mục đích cao cả. Nếu không, cuộc đời bạn chỉ còn là sự “tồn tại” mà thôi.’

(Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams, biên dịch: Thu Hằng, NXB Trẻ, 2008, tr.50)

Anh/Chị có đồng tình với quan niệm về “sống” và “tồn tại” của tác giả hay không? Vì sao?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.

Cách giải:

Học sinh trình bày theo ý hiểu, có lý giải.

Gợi ý:

- Đồng ý với nhận định của tác giả.

- Lý giải:

+ Để có thể sống một cách đúng nghĩa, con người phải có nhiệt huyết, đam mê, có sự cố gắng, có sự kiên trì làm việc, cống hiến.

+ Nếu con người chỉ đứng ở ngoài cuộc sống, chờ đợi người khác thì con người sống không khác loài cây tầm gửi, hay nói cách khác sống ở đây chỉ đơn giản là để tồn tại.


Câu 5:

II. LÀM VĂN

Từ nội dung đoạn trích của phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ về ý kiến: Đừng bao giờ cho phép mình trở thành một kẻ ngoài cuộc trong cuộc sống.

Xem đáp án

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.

Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

* Nêu vấn đề: Đừng bao giờ cho phép mình trở thành một kẻ ngoài cuộc trong cuộc sống.

* Bàn luận:

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau miễn là hợp lí, khoa học, thuyết phục. Có thể theo hướng sau:

- Kẻ đứng ngoài cuộc sống: là người không có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình, luôn sống thờ ơ, không cố gắng nỗ lực vì cuộc sống của chính mình.

- Không nên đứng ngoài cuộc sống bởi:

+ Con người cần sống có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình.

+ Không đứng ngoài cuộc sống giúp người ta có động lực, có cố gắng để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

+ Không đứng ngoài cuộc sống giúp con người nắm bắt được cuộc sống của chính mình.

+ Không đứng ngoài cuốc sống là cách giúp con người sống có ý nghĩa hơn.

……..

* Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động.

- Liên hệ bản thân.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận