(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 46)

52 lượt thi 7 câu hỏi 60 phút

Text 1:

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

MỘT NHÀ THƠ KHÔNG CHỦ ĐỊNH: CHẤT THƠ ĐÍCH THỰC TRONG “NHẬT KÍ TRONG TÙ”

(Trích)

(Phong Lê)

….Tất cả những gì Bác viết trong “Nhật kí trong từ” có thể có một ý nghĩa chiến đấu, tiến công, tích cực. Nhưng riêng về tác giả, người làm ra nó, không phải nhất nhất và toàn bộ đều tuân theo các định hướng ấy. Ở đây, trên nhiều bài, lắm khi đơn giản chỉ là sự ghi lại một cảnh huống, một tâm trạng, một xúc cảm ở dạng nhật kí – thơ hoặc thơ – nhật kí theo một cách hiểu và cảm nhận thông thường. Không nhằm bất cứ một định hướng nào của ý chí, của nghị lực, của niềm tin mà chỉ là trạng huống tự nhiên, hồn nhiên của cảm xúc, Bác đã đến với hồn thơ, hay chính vì vậy mà có chất thơ thực sự.

Chất thơ trong tư thế của con người gắn hoà với thế giới người; càng là người cùng khổ bất hạnh càng nhận được sự chia sẻ nhiều hơn; từ người “phu làm đường” đến “cháu bé trong nhà lao Tân Dương” rồi “người bạn tù thổi sáo”; cho đến cả người bạn tù cờ bạc vừa chết: “Thân anh da bọc lấy xương/ Khổ đau đói rét hết phương sống rồi.”.

Chất thơ trong gắn bó không chỉ với nhân quần, với đồng loại mà cả với thế giới rộng lớn chung quanh; một mùi hương, một tiếng chim, một nhành hoa, một bếp lửa, một ảnh trăng – nhất là trăng, cho đến cả bầu trời, cả không gian vũ trụ “Đất trời một thoảng thu màn ướt/ Sông núi muôn trùng trải gấm phơi”.

Chất thơ, tưởng như “siêu thoát”, không chút gắn bó, không mối liên quan gì với cảnh ngộ cực kì gian khổ và bi thảm của người tù, trong “Giải đi sớm”, “Cảnh đồng nội”, “Cảnh chiều hôm”, “Trên đường đi”,... Và chất thơ đến từ những sự thật trần trụi, không “thở” chút nào: chiếc răng rụng, cây gậy, cảnh chia nước và cơm tù...

Chất thơ lồ lộ, tràn đầy trong những cảnh trăng, ngay cả trăng trong đêm lạnh với “gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an” và chất thơ kín đáo, lẫn thoáng, phải tinh ý lắm mới nắm bắt được như trong chuyện cháo hoa, muối trắng ở một quán nhỏ bên đường. [...]

Nếu hình dung cả cuộc đời Bác như một dòng sông lớn, chảy từ nguồn ra biển thì “Nhật kí trong từ” có thể xem là một khúc sông lặng trước lúc đổ ra đại dương.

Một khúc lặng, có xoáy ngầm, nhưng trong suốt tận đáy, để cho ta soi mà nhận ra chân dung Bác, con người Bác: và qua Bác mà nhận ra gương mặt dân tộc. [....] “Nhật kí trong từ” vì vậy, có giá trị đặc biệt trong cuộc đời hoạt động của tác giả.

(In trong: Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông,

Tập Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Vũ Dương Quỹ tuyển chọn và biên soạn,

 NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.108-111)

Danh sách câu hỏi:

Câu 6:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn nghị luận văn học (khoảng 200 chữ) phân tích tính phi hư cấu của phóng sự được thể hiện trong văn bản sau:

Trời xanh, mây trắng, biển lặng, gió hiu hiu. Giữa không gian yên ắng ấy, chúng tôi có mặt tại lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hi sinh trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Trong trang phục chỉnh tề, chúng tôi đứng nghiêm trang trên boong tàu, mắt hướng về phía bàn thờ các liệt sĩ. Không gian như chùng xuống khi Chuẩn Đô đốc Nguyễn Cộng Hoà – Phó Chính uỷ quân chủng Hải quân, đọc diễn văn tưởng niệm bằng chất giọng miền Trung, nằng nặng mà da diết. Và khi điệu nhạc bài “Hồn tử sĩ cất lên bi ai, trầm hùng thì những con tàu hải quân Việt Nam xung quanh đó cũng dừng lại, các thuỷ thủ thành kinh hướng về tàu HQ-996. Cùng lúc ấy, các tàu đồng loạt ngân lên một hồi còi dài – nghi lễ đặc trưng của bộ đội Hải quân trong giây phút thiêng liêng tưởng nhớ những người đồng đội đã hi sinh trên biển. Sau lễ tưởng niệm, vòng hoa có hình quốc kì và dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sĩ được thả nhè nhẹ từ trên boong tàu xuống biển,...

Tàu nhổ neo tiếp tục hành trình, mặc cho cái nắng như thiêu như đốt đang bủa vây tứ phía, khả nhiều người trong đó có nữ đại tá Văn Thu Hiền – Trưởng ban Phụ nữ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, vẫn đứng lặng im bên mạn tàu, hai tay chắp trước ngực, miệng lầm rầm cầu khấn. Chị lấy từ chiếc xắc của mình một cái bút và mấy tờ giấy trắng rồi từ từ thả xuống biển. Giọng chị nghẹn ngào: “Tôi gửi bút, gửi giấy này để các anh viết thư về cho gia đình và người yêu nhé!”. Thấy vậy, cô phóng viên trẻ Thương Huyền – báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam – cũng lẳng lặng thả một quyển sổ và một cái bút xuống biển. Huyền rơm rớm nước mắt, thủ thỉ: “Các anh ơi, em cũng gửi sổ, gửi bút cho các anh đây! Các anh hãy chép những bài hát, những lời hay ý đẹp vào cuốn sổ tay này nhé!”. Thiếu tá Nguyễn Đức Thuận – Trợ lí Ban Thanh niên Quân đội – cũng rút một bao thuốc lá nguyên vẹn trong túi và cầm một chiếc lược nhỏ thả xuống mặt biển. Anh không nói gì nhưng mọi người đều hiểu anh muốn chia sẻ tình cảm của mình với anh linh các đồng đội đã thuộc về biển cả [...].

Con người sinh ra, tồn tại rồi mất đi. Đó là quy luật tất yếu của cuộc sống. Nhưng “Có cái chết hoá thành bất tử/ Có những lời hơn mọi bài cả” (Tố Hữu). Sự hi sinh của những chiến sĩ Hải quân vì chủ quyền biển đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc luôn được đồng bào cả nước cảm phục, trân trọng và tôn vinh. Cả dân tộc đã, đang và sẽ tri ân công ơn các anh – những người hiến trọn tuổi xuân của mình cho biển đảo quê hương Việt Nam mãi mãi một màu   xanh bất tử.

 (Theo Nguyễn Văn Hải, Biển xanh ôm trọn tuổi xanh,

in trong: Toả ngát danh thơm “bộ đội Cụ Hồ”,

NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2024, tr.120-123).


4.6

10 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%