(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)

1320 người thi tuần này 4.6 5.4 K lượt thi 7 câu hỏi 120 phút

🔥 Đề thi HOT:

1485 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)

9.8 K lượt thi 7 câu hỏi
1248 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)

7.7 K lượt thi 7 câu hỏi
1073 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)

7.4 K lượt thi 7 câu hỏi
1051 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)

6 K lượt thi 7 câu hỏi
1003 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)

6.1 K lượt thi 7 câu hỏi
818 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)

2.9 K lượt thi 7 câu hỏi
813 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)

3.4 K lượt thi 7 câu hỏi
750 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)

3.7 K lượt thi 7 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. Phần Đọc hiểu 

Đọc đoạn trích:

(1) ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer) là một chương trình kết hợp với AI để tương tác với con người, do Công ty OpenAI phát triển. Chat GPT sở hữu nhiều chức năng khác nhau, bao gồm trả lời câu hỏi, giải phương trình toán học, viết văn bản, bài luận, làm thơ, soạn nhạc, thiết kế, gỡ lỗi và sửa mã trong lập trình, dịch giữa các ngôn ngữ, tạo bản tóm tắt văn bản. Thậm chí có thể tạo ra các ý tưởng sơ khai về chiến lược kinh doanh hay lên kế hoạch cho một hoạt động cụ thể.

Trong lĩnh vực giáo dục, ChatGPT giúp công việc của giáo viên, học sinh, sinh viên trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn, đặc biệt là góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. ChatGPT giúp giáo viên giải phóng khỏi một số công việc, tập trung vào thay đổi cách thức dạy học từ truyền đạt nội dung là chủ yếu sang phát triển năng lực sáng tạo của người học và thúc đẩy học tập theo hướng cá thể hóa. Chẳng hạn, sử dụng ChatGPT để tạo tình huống trong giảng dạy hay giao bài tập cho học sinh.

ChatGPT giúp học sinh, sinh viên mạnh dạn hơn trong học tập, đưa ra các câu hỏi và tranh luận. Khi tiếp xúc trực tiếp với thầy cô, học sinh thường e ngại, không dám hỏi hoặc rất ít hỏi, còn với ChatGPT, người học có thể hỏi mọi câu hỏi. Điều này đồng nghĩa với ChatGPT đi đúng với bản chất của giáo dục hiện đại. Việc khuyến khích sử dụng ChatGPT một cách có trách nhiệm cũng như việc hình thành năng lực số, tận dụng công cụ số là cách thức để giáo viên, học sinh, sinh viên phát triển bản thân, phục vụ việc học tập và phát triển nghề nghiệp.

(2) Tuy nhiên, ChatGPT còn bộc lộ nhiều hạn chế và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu sử dụng nó một cách vô trách nhiệm và thiếu đạo đức. Trước hết, độ chính xác không đồng đều về dữ kiện thực tế của ChatGPT, trong nhiều trường hợp nội dung hồi đáp bị sai lệch, bởi thông tin đưa ra dựa trên dữ liệu tổng hợp từ nguồn Internet có thể không chính xác. Hơn nữa, kho dữ liệu hiện tại mà Chat GPT sử dụng chỉ mới được cập nhật đến năm 2021. [...]

Với khả năng tạo ra các đoạn văn, bài thơ, bài tiểu luận khá mạch lạc chỉ trong thời gian ngắn, xuất hiện những lo ngại về nguy cơ phụ thuộc của người học vào ChatGPT, dẫn đến hạn chế về tư duy phản biện cũng như kĩ năng giải quyết vấn đề. ChatGPT có thể “tiếp tay” cho việc gian lận học thuật và nguy cơ xói mòn trí tuệ người học. [..]

Mặc dù cho đến nay, OpenAI đã có một số biện pháp bảo vệ, ngăn ngừa mọi người yêu cầu ChatGPT tạo mã phần mềm độc hại, nhưng vẫn có kẽ hở khiến giáo viên, học sinh, sinh viên có thể bị mất cắp dữ liệu một cách nhanh chóng. ChatGPT tạo ra một phần mềm độc hại có thể đánh cắp dữ liệu người khác mà không bị phát hiện chỉ trong thời gian rất ngắn (vài giờ). Sau khi nắm giữ dữ liệu, nó có thể chia dữ liệu thành các phần nhỏ hơn và ẩn các phần đó trong các hình ảnh khác trên thiết bị. Những hình ảnh được tải lên thư mục Google Drive và rất khó bị phát hiện.

(Theo Nguyễn Nhâm, Để ChatGPT thúc đẩy sự phát triển của giáo dục,

dẫn theo vov.vn, ngày 25-4-2023)

Câu 7:

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích bài thơ sau:



Lắng tai nghe đàn bầu

Ngân dài trong đêm thâu

Tiếng đàn như suối ngọt

Cứ đưa hồn lên cao.

 

Tiếng đàn bầu của ta

Lời đằm thắm thiết tha

Cung thanh là tiếng mẹ

Cung trầm như giọng cha

Đàn ngày xưa não ruột

Có người hát xẩm mù

Ôm đàn đi trong mưa...

Mưa hòa cùng nước mắt

 

Đưa hồn ta lên cao

Đàn bầu làm suối ngọt

Tình yêu quê dâng trào

Thay cho dòng nước mắt.

1956

(Lữ Giang, dẫn theo thivien.net)



[1] Bài thơ này đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc thành bài hát Tiếng đàn bầu.


4.6

1078 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%