(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Lục Ngạn 1 sở GD&ĐT Bắc Giang lần 1 có đáp án

  • 126 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

Từ trước tới nay, dù ít dù nhiều, chắc chắn bạn đã từng trải qua chuyện đau khổ. Đó có thể là thất bại do bạn gây ra, hay bạn là người bị hại do lỗi lầm của người khác... Những chuyện như vậy bạn đã trải qua rồi chứ?.

Đôi khi những việc đó sẽ biến thành vết thương lòng.

“Tại sao chỉ có mình tôi đau khổ thế này?” Bạn đã khi nào phẫn uất như vậy chưa?

Thật ra tất cả những thất bại hay tổn thương mà bạn từng nếm trải đều có ý nghĩa riêng của nó, giúp bạn có những bài học, đem đến cho bạn những trải nghiệm. Khi bình tĩnh nghĩ lại mọi việc, bạn có thể thấy nhờ thất bại đó mà bản thân không trở nên quá ngạo mạn. Lúc gặp bất hạnh, bạn cảm thấy buồn phiền đau khổ, hối hận hay xấu hổ, nhưng khi thất cả qua đi bạn sẽ nhớ lại nó như một kỉ niệm đẹp.

Chính những thăng trầm cảm xúc như nỗi khổ đau, phiền não sẽ giúp con người trưởng thành hơn. Chết đi rồi, bạn sao có thể trải nghiệm những nỗi khổ hay phiền não ấy được nữa. Bởi vậy, việc gặp phiền não khi còn sống

là điều vô cùng tuyệt vời.

(Trích Rồi một ngày cuộc sống hóa hư vô, Hideko Suzuki, NXB Thế giới, Hà Nội, 2018, tr.125-126)

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt.

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận.


Câu 2:

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

Từ trước tới nay, dù ít dù nhiều, chắc chắn bạn đã từng trải qua chuyện đau khổ. Đó có thể là thất bại do bạn gây ra, hay bạn là người bị hại do lỗi lầm của người khác... Những chuyện như vậy bạn đã trải qua rồi chứ?.

Đôi khi những việc đó sẽ biến thành vết thương lòng.

“Tại sao chỉ có mình tôi đau khổ thế này?” Bạn đã khi nào phẫn uất như vậy chưa?

Thật ra tất cả những thất bại hay tổn thương mà bạn từng nếm trải đều có ý nghĩa riêng của nó, giúp bạn có những bài học, đem đến cho bạn những trải nghiệm. Khi bình tĩnh nghĩ lại mọi việc, bạn có thể thấy nhờ thất bại đó mà bản thân không trở nên quá ngạo mạn. Lúc gặp bất hạnh, bạn cảm thấy buồn phiền đau khổ, hối hận hay xấu hổ, nhưng khi thất cả qua đi bạn sẽ nhớ lại nó như một kỉ niệm đẹp.

Chính những thăng trầm cảm xúc như nỗi khổ đau, phiền não sẽ giúp con người trưởng thành hơn. Chết đi rồi, bạn sao có thể trải nghiệm những nỗi khổ hay phiền não ấy được nữa. Bởi vậy, việc gặp phiền não khi còn sống

là điều vô cùng tuyệt vời.

(Trích Rồi một ngày cuộc sống hóa hư vô, Hideko Suzuki, NXB Thế giới, Hà Nội, 2018, tr.125-126)

Theo đoạn trích, những chuyện đau khổ mà con người từng trải qua là gì?

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc, tìm ý.

Cách giải:

Theo đoạn trích, những chuyện đau khổ mà con người từng trải qua: Đó có thể là thất bại do bạn gây ra, hay bạn là người bị hại do lỗi lầm của người khác...


Câu 3:

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

Từ trước tới nay, dù ít dù nhiều, chắc chắn bạn đã từng trải qua chuyện đau khổ. Đó có thể là thất bại do bạn gây ra, hay bạn là người bị hại do lỗi lầm của người khác... Những chuyện như vậy bạn đã trải qua rồi chứ?.

Đôi khi những việc đó sẽ biến thành vết thương lòng.

“Tại sao chỉ có mình tôi đau khổ thế này?” Bạn đã khi nào phẫn uất như vậy chưa?

Thật ra tất cả những thất bại hay tổn thương mà bạn từng nếm trải đều có ý nghĩa riêng của nó, giúp bạn có những bài học, đem đến cho bạn những trải nghiệm. Khi bình tĩnh nghĩ lại mọi việc, bạn có thể thấy nhờ thất bại đó mà bản thân không trở nên quá ngạo mạn. Lúc gặp bất hạnh, bạn cảm thấy buồn phiền đau khổ, hối hận hay xấu hổ, nhưng khi thất cả qua đi bạn sẽ nhớ lại nó như một kỉ niệm đẹp.

Chính những thăng trầm cảm xúc như nỗi khổ đau, phiền não sẽ giúp con người trưởng thành hơn. Chết đi rồi, bạn sao có thể trải nghiệm những nỗi khổ hay phiền não ấy được nữa. Bởi vậy, việc gặp phiền não khi còn sống

là điều vô cùng tuyệt vời.

(Trích Rồi một ngày cuộc sống hóa hư vô, Hideko Suzuki, NXB Thế giới, Hà Nội, 2018, tr.125-126)

Theo anh/chị, tại sao tác giả lại cho rằng: Chính những thăng trầm cảm xúc như nỗi khổ đau, phiền não sẽ giúp con người trưởng thành hơn?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải.

Cách giải:

Học sinh tự trình bày theo quan điểm riêng của bản thân, có lý giải.

Gợi ý:

- Khi đối diện với những phiền não con người học được cách điều khiển và cân bằng cảm xúc của chính mình, cách giải quyết tình huống,…

- Khi đối diện với thăng trầm cảm xúc và phiền não con người sẽ nhận ra giá trị cuộc sống ở một góc độ nào đó.

=> Vì vậy, đôi khi đối diện với phiền não, thăng trầm sẽ giúp con người trở nên trưởng thành hơn.


Câu 4:

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

Từ trước tới nay, dù ít dù nhiều, chắc chắn bạn đã từng trải qua chuyện đau khổ. Đó có thể là thất bại do bạn gây ra, hay bạn là người bị hại do lỗi lầm của người khác... Những chuyện như vậy bạn đã trải qua rồi chứ?.

Đôi khi những việc đó sẽ biến thành vết thương lòng.

“Tại sao chỉ có mình tôi đau khổ thế này?” Bạn đã khi nào phẫn uất như vậy chưa?

Thật ra tất cả những thất bại hay tổn thương mà bạn từng nếm trải đều có ý nghĩa riêng của nó, giúp bạn có những bài học, đem đến cho bạn những trải nghiệm. Khi bình tĩnh nghĩ lại mọi việc, bạn có thể thấy nhờ thất bại đó mà bản thân không trở nên quá ngạo mạn. Lúc gặp bất hạnh, bạn cảm thấy buồn phiền đau khổ, hối hận hay xấu hổ, nhưng khi thất cả qua đi bạn sẽ nhớ lại nó như một kỉ niệm đẹp.

Chính những thăng trầm cảm xúc như nỗi khổ đau, phiền não sẽ giúp con người trưởng thành hơn. Chết đi rồi, bạn sao có thể trải nghiệm những nỗi khổ hay phiền não ấy được nữa. Bởi vậy, việc gặp phiền não khi còn sống

là điều vô cùng tuyệt vời.

(Trích Rồi một ngày cuộc sống hóa hư vô, Hideko Suzuki, NXB Thế giới, Hà Nội, 2018, tr.125-126)

Câu nói “Việc gặp phiền não khi còn sống là điều vô cùng tuyệt vời” của tác giả gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.

Cách giải:

Học sinh trình bày theo quan điểm cá nhân của bản thân, chú ý có lý giải.

- Gợi ý:

+ Gặp phiền não khi còn sống giúp cho cuộc sống của con người trở nên đa dạng nhiều màu sắc. Có vui buồn mới gọi là cuộc sống.

+ Giúp con người có những bài học, những trải nghiệm và đôi khi nhìn lại con người sẽ có cả những kỉ niệm,…


Câu 5:

II. LÀM VĂN.

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc cần làm để vượt qua những thất bại hay tổn thương trong cuộc sống.

Xem đáp án

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.

Cách giải:

Yêu cầu hình thức:4

- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

* Nêu vấn đề: Những việc cần làm để vượt qua những thất bại hay tổn thương trong cuộc sống.

* Bàn luận:

- Giải thích: Những thất bại hay tổn thương là những sự việc, những trạng thái tâm lý không mong muốn của con người buộc con người phải đối diện.

- Những việc cần làm để vượt qua thất bại hay tổn thương trong cuộc sống.

+ Đối diện với thất bại, tổn thương và nhìn nhận nó như một lẽ tất nhiên trong cuộc sống.

+ Luyện tập lối suy nghĩ tích cực.

+ Học cách cân bằng bản thân, bình tĩnh đón nhận mọi việc.

+ Nhìn thẳng vào vấn đề để tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất.

+ Sau thất bại rút ra những kinh nghiệm và bài học cho bản thân.

…….

* Tổng kết:


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận