(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Triệu Sơn 3 có đáp án

  • 87 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Ngày Cha ra trận
giọt máu của Người chưa bật khóc!

Mẹ lẻ loi 
vượt cạn
đất phương Nam
Cha
ngã xuống miệt vườn…

 

Bốn mươi năm sau
Cha trở lại quê hương
trên con tàu Thống Nhất
Chiếc ba lô từng theo Cha đánh giặc
nay ấp iu Cha trong cuộc trở về

Tấm vé tàu con mua cho cha
cũng bình thường như bao tấm vé khác.
Chỉ khác
nó không bị xé đi một góc khi Cha bước lên tàu
suất cơm kèm theo dành cho khách vẫn còn nguyên

ngồi thay Cha
trên ghế mềm
là chiếc ba lô đựng hài cốt!

[…]

Chiếc ba lô rưng rưng
Cha nghe lại cuộc đời
Cha nhận lại một thời trai trẻ
bên ngực trái
phập phồng
tờ nhập ngũ
bên ngực phải
buôn buốt tờ báo tử
và, bây giờ
một tấm vé hồi hương!

 

Cha ơi!
Trong hình dung của con
chiếc vé tàu Thống Nhất
là tấm chứng minh thư của người lính chiến trường
ra đi là Cha
trở về cũng là Cha
không mất!

Một tấm vé tàu
chỉ một
đưa Cha về với Mẹ

Mùa ngâu…

(Trích “Tấm vé tàu Thống Nhất dành cho Cha”, Nguyễn Hữu Quý,

                                     nguồn: https://nhandan.vn/nhung-nguoi-khong-de-lai-tuoi-ten)           

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Xem đáp án
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Ngày Cha ra trận
giọt máu của Người chưa bật khóc!

Mẹ lẻ loi 
vượt cạn
đất phương Nam
Cha
ngã xuống miệt vườn…

 

Bốn mươi năm sau
Cha trở lại quê hương
trên con tàu Thống Nhất
Chiếc ba lô từng theo Cha đánh giặc
nay ấp iu Cha trong cuộc trở về

Tấm vé tàu con mua cho cha
cũng bình thường như bao tấm vé khác.
Chỉ khác
nó không bị xé đi một góc khi Cha bước lên tàu
suất cơm kèm theo dành cho khách vẫn còn nguyên

ngồi thay Cha
trên ghế mềm
là chiếc ba lô đựng hài cốt!

[…]

Chiếc ba lô rưng rưng
Cha nghe lại cuộc đời
Cha nhận lại một thời trai trẻ
bên ngực trái
phập phồng
tờ nhập ngũ
bên ngực phải
buôn buốt tờ báo tử
và, bây giờ
một tấm vé hồi hương!

 

Cha ơi!
Trong hình dung của con
chiếc vé tàu Thống Nhất
là tấm chứng minh thư của người lính chiến trường
ra đi là Cha
trở về cũng là Cha
không mất!

Một tấm vé tàu
chỉ một
đưa Cha về với Mẹ

Mùa ngâu…

(Trích “Tấm vé tàu Thống Nhất dành cho Cha”, Nguyễn Hữu Quý,

                                     nguồn: https://nhandan.vn/nhung-nguoi-khong-de-lai-tuoi-ten)           

Theo đoạn trích, trên chuyến tàu Thống Nhất trở về quê hương, người Cha đã trở thành một hành khách đặc biệt qua những biểu hiện nào?

Xem đáp án

Theo đoạn trích, trên chuyến tàu Thống Nhất trở về quê hương, người cha đã trở thành một hành khách đặc biệt qua những biểu hiện sau:

- Tấm vé không bị xé đi một góc khi Cha bước lên tàu;

- Suất cơm kèm theo dành cho khách vẫn còn nguyên;

- Ngồi thay Cha trên ghế mềm là chiếc ba lô đựng hài cốt.

Câu 3:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Ngày Cha ra trận
giọt máu của Người chưa bật khóc!

Mẹ lẻ loi 
vượt cạn
đất phương Nam
Cha
ngã xuống miệt vườn…

 

Bốn mươi năm sau
Cha trở lại quê hương
trên con tàu Thống Nhất
Chiếc ba lô từng theo Cha đánh giặc
nay ấp iu Cha trong cuộc trở về

Tấm vé tàu con mua cho cha
cũng bình thường như bao tấm vé khác.
Chỉ khác
nó không bị xé đi một góc khi Cha bước lên tàu
suất cơm kèm theo dành cho khách vẫn còn nguyên

ngồi thay Cha
trên ghế mềm
là chiếc ba lô đựng hài cốt!

[…]

Chiếc ba lô rưng rưng
Cha nghe lại cuộc đời
Cha nhận lại một thời trai trẻ
bên ngực trái
phập phồng
tờ nhập ngũ
bên ngực phải
buôn buốt tờ báo tử
và, bây giờ
một tấm vé hồi hương!

 

Cha ơi!
Trong hình dung của con
chiếc vé tàu Thống Nhất
là tấm chứng minh thư của người lính chiến trường
ra đi là Cha
trở về cũng là Cha
không mất!

Một tấm vé tàu
chỉ một
đưa Cha về với Mẹ

Mùa ngâu…

(Trích “Tấm vé tàu Thống Nhất dành cho Cha”, Nguyễn Hữu Quý,

                                     nguồn: https://nhandan.vn/nhung-nguoi-khong-de-lai-tuoi-ten)           

Vì sao trong hình dung của người con, chiếc vé tàu Thống Nhất lại là “tấm chứng minh thư của người lính chiến trường”?

Xem đáp án
Trong hình dung của người con, chiếc vé tàu Thống Nhất là “tấm chứng minh thư của người lính chiến trường”. Bởi vì “chứng minh thư” hay còn gọi là chứng minh nhân dân, căn cước công dân là giấy tờ tùy thân quan trọng bậc nhất của công dân Việt Nam, trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm nhận diện, lai lịch của người được cấp. Từ khi người con được sinh ra, con chưa một lần được gặp cha bởi cha là một người lính. Rồi cha hi sinh trên chiến trường. Hòa bình lập lại, chiếc vé tàu Thống Nhất mà người con mua để đưa hài cốt của cha trở về quê hương cũng chính là tấm chứng minh thư”, là cách để người con nhận diện sự trở về, sự hiện hữu của cha mình.

Câu 4:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Ngày Cha ra trận
giọt máu của Người chưa bật khóc!

Mẹ lẻ loi 
vượt cạn
đất phương Nam
Cha
ngã xuống miệt vườn…

 

Bốn mươi năm sau
Cha trở lại quê hương
trên con tàu Thống Nhất
Chiếc ba lô từng theo Cha đánh giặc
nay ấp iu Cha trong cuộc trở về

Tấm vé tàu con mua cho cha
cũng bình thường như bao tấm vé khác.
Chỉ khác
nó không bị xé đi một góc khi Cha bước lên tàu
suất cơm kèm theo dành cho khách vẫn còn nguyên

ngồi thay Cha
trên ghế mềm
là chiếc ba lô đựng hài cốt!

[…]

Chiếc ba lô rưng rưng
Cha nghe lại cuộc đời
Cha nhận lại một thời trai trẻ
bên ngực trái
phập phồng
tờ nhập ngũ
bên ngực phải
buôn buốt tờ báo tử
và, bây giờ
một tấm vé hồi hương!

 

Cha ơi!
Trong hình dung của con
chiếc vé tàu Thống Nhất
là tấm chứng minh thư của người lính chiến trường
ra đi là Cha
trở về cũng là Cha
không mất!

Một tấm vé tàu
chỉ một
đưa Cha về với Mẹ

Mùa ngâu…

(Trích “Tấm vé tàu Thống Nhất dành cho Cha”, Nguyễn Hữu Quý,

                                     nguồn: https://nhandan.vn/nhung-nguoi-khong-de-lai-tuoi-ten)           

Đoạn trích trên đã đem đến cho anh/chị bài học ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Thí sinh có thể đưa ra cảm nhận riêng nhưng cần hợp lí, thuyết phục; không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Dưới đây là gợi dẫn:

- Bài học về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến và hi sinh để bảo vệ Tổ quốc, đem lại cuộc sống hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân.

- Bài học về tình cảm gia đình, sự thành kính trân trọng, tình yêu và niềm tự hào của người con dành cho cha,…

Câu 5:

II. LÀM VĂN

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là cống hiến” (Peter Marshall).

Xem đáp án

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Ý nghĩa của sống cống hiến

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần phải làm rõ ý nghĩa của sống cống hiến đối với cuộc đời mỗi người và đối với cộng đồng xã hội. Có thể triển khai theo hướng sau:

* Giải thích:cống hiến” là sự tự nguyện, tự giác đem tài năng, sức lực của bản thân để đóng góp vào lợi ích chung của tập thể, từ đó kiến tạo nên những giá trị tích cực, tốt đẹp cho cộng đồng. Câu nói của Peter Marshall khẳng định ý nghĩa của sống cống hiến. Đây là một đức tính tốt đẹp, đáng trân quý và cần được phát huy trong cuộc đời mỗi người.

*Bàn luận:

- Cống hiến mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống. Cống hiến là động lực cho sự phát triển và là yếu tố tất yếu làm nên thành công. Sự cống hiến của con người có thể là lớn lao, vĩ đại, cũng có thể bắt đầu từ những điều bình dị, nhỏ bé nhưng hữu ích, ý nghĩa hàng ngày.

- Cống hiến chính là hành động trả ơn với cuộc đời. Bởi khi ta sinh ra đã nhận được rất nhiều từ cuộc đời, phải biết cho, biết cống hiến để xứng đáng với những gì được nhận. Sống cống hiến cũng là cách để ta đánh thức những tiềm năng, năng lực bên trong bản thân, giúp ta sống tận tâm hơn, tự tin, năng động và hạnh phúc hơn.

- Thước đo của cuộc sống chính là cống hiến. Sống cống hiến, sống hết mình tức là chúng ta đang vì xã hội và vì chính bản thân mình.

- Thực tế, đã có biết bao sự cống hiến, hi sinh thầm lặng, cao cả; những con người sống tận tụy, sống hết mình, dám nghĩ, dám làm, góp phần điểm tô cho một xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp. (Lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu)

- Trong xã hội, đáng buồn đáng trách là vẫn tồn tại những người với tư tưởng sống hẹp hòi, ích kỷ, vụ lợi, thờ ơ, thiếu trách nhiệm với tập thể, cộng đồng.

* Bài học: Mỗi người cần phải luôn nỗ lực vươn lên, cần xác định được vị trí, khả năng đóng góp của mình cho tập thể, cho cộng đồng để sống đẹp hơn, sống tốt hơn, yêu đời hơn, trân trọng ý nghĩa cuộc sống mỗi ngày.

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận