Câu hỏi:
13/07/2024 1,120I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Ngày Cha ra trận Mẹ lẻ loi
Bốn mươi năm sau Tấm vé tàu con mua cho cha […] |
Chiếc ba lô rưng rưng
Cha ơi! Một tấm vé tàu Mùa ngâu… |
(Trích “Tấm vé tàu Thống Nhất dành cho Cha”, Nguyễn Hữu Quý,
nguồn: https://nhandan.vn/nhung-nguoi-khong-de-lai-tuoi-ten)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Theo đoạn trích, trên chuyến tàu Thống Nhất trở về quê hương, người Cha đã trở thành một hành khách đặc biệt qua những biểu hiện nào?
Lời giải của GV VietJack
Theo đoạn trích, trên chuyến tàu Thống Nhất trở về quê hương, người cha đã trở thành một hành khách đặc biệt qua những biểu hiện sau:
- Tấm vé không bị xé đi một góc khi Cha bước lên tàu;
- Suất cơm kèm theo dành cho khách vẫn còn nguyên;
- Ngồi thay Cha trên ghế mềm là chiếc ba lô đựng hài cốt.Câu 3:
Vì sao trong hình dung của người con, chiếc vé tàu Thống Nhất lại là “tấm chứng minh thư của người lính chiến trường”?
Lời giải của GV VietJack
Câu 4:
Đoạn trích trên đã đem đến cho anh/chị bài học ý nghĩa gì?
Lời giải của GV VietJack
Thí sinh có thể đưa ra cảm nhận riêng nhưng cần hợp lí, thuyết phục; không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Dưới đây là gợi dẫn:
- Bài học về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến và hi sinh để bảo vệ Tổ quốc, đem lại cuộc sống hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân.
- Bài học về tình cảm gia đình, sự thành kính trân trọng, tình yêu và niềm tự hào của người con dành cho cha,…CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là cống hiến” (Peter Marshall).
Câu 2:
II. LÀM VĂN
Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở, cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Thế là hết thác. Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh. Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi.
(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, tr.189-190)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.
Câu 3:
Theo đoạn trích, trên chuyến tàu Thống Nhất trở về quê hương, người Cha đã trở thành một hành khách đặc biệt qua những biểu hiện nào?
Câu 4:
Vì sao trong hình dung của người con, chiếc vé tàu Thống Nhất lại là “tấm chứng minh thư của người lính chiến trường”?
về câu hỏi!