(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Hàm Rồng có đáp án

  • 112 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 3:

I.  ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

    “Nếu cảm thấy chán nản, tôi sẽ cất vang lời ca.

Nếu cảm thấy buồn rầu, tôi sẽ cười vang.

Nếu đau ốm, tôi sẽ làm việc gấp đôi.

Nếu sợ hãi, tôi sẽ tiến về phía trước.

Nếu cảm thấy thấp kém, tôi sẽ diện một bộ cánh mới.

Nếu cảm thấy không chắc chắn, tôi sẽ cao giọng lên.

Nếu cảm thấy nghèo túng, tôi sẽ nghĩ đến sự giàu có trước mặt.

Nếu cảm thấy kém cỏi, tôi sẽ nhớ đến từng thành công trong quá khứ.

Nếu cảm thấy mờ mịt, tôi sẽ nghĩ đến những mục tiêu của mình.

Nếu cảm thấy tự cao, tôi sẽ nhớ về những lúc mình yếu đuối.

Nếu cảm thấy mình có những kỹ năng không ai sánh được, tôi sẽ ngước nhìn những vì sao”.

           (G.Mandino-“Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới”, NXBTH TPHCM, 2018)

Nêu nội dung của những dòng thơ sau:

Nếu cảm thấy chán nản, tôi sẽ cất vang lời ca.

Nếu cảm thấy buồn rầu, tôi sẽ cười vang.

Nếu đau ốm, tôi sẽ làm việc gấp đôi.

Nếu sợ hãi, tôi sẽ tiến về phía trước.

Xem đáp án

- Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần giải thích được các ý chính: “Nếu … tôi sẽ…” là cách nói giả thiết khuyên con người có cái nhìn tích cực, cầu thị, mạnh mẽ vượt khó khăn (buồn chán, buồn rầu, đau ốm, sợ hãi) bằng niềm tin và sự lạc quan (cất vang lời ca, cười vang, làm việc, tiến về phía trước). Đây là bài học trong cuộc sống đối với mỗi con người.


Câu 4:

I.  ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

    “Nếu cảm thấy chán nản, tôi sẽ cất vang lời ca.

Nếu cảm thấy buồn rầu, tôi sẽ cười vang.

Nếu đau ốm, tôi sẽ làm việc gấp đôi.

Nếu sợ hãi, tôi sẽ tiến về phía trước.

Nếu cảm thấy thấp kém, tôi sẽ diện một bộ cánh mới.

Nếu cảm thấy không chắc chắn, tôi sẽ cao giọng lên.

Nếu cảm thấy nghèo túng, tôi sẽ nghĩ đến sự giàu có trước mặt.

Nếu cảm thấy kém cỏi, tôi sẽ nhớ đến từng thành công trong quá khứ.

Nếu cảm thấy mờ mịt, tôi sẽ nghĩ đến những mục tiêu của mình.

Nếu cảm thấy tự cao, tôi sẽ nhớ về những lúc mình yếu đuối.

Nếu cảm thấy mình có những kỹ năng không ai sánh được, tôi sẽ ngước nhìn những vì sao”.

           (G.Mandino-“Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới”, NXBTH TPHCM, 2018)

Từ suy ngẫm của tác giả trong đoạn trích trên, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.

Xem đáp án

·       Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt, song cần nêu ra thông điệp cõ ý nghĩa nhất đối với bản thân. Có thể tham khảo các ý sau:

·       + Hãy lạc quan, yêu đời

·       + Hãy luôn ước mơ, hi vọng vào cuộc sống

·       + Hãy chủ động trong việc điều chỉnh cảm xúc của bản thân

·       + Hãy tự tin, bản lĩnh.

   + Trước những khó khăn, thử thách, cần nỗ lực không ngừng

Câu 5:

II. LÀM VĂN

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của việc cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông.

Xem đáp án

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Vai trò, ý nghĩa của việc cá nhân nhận thức, xử lí và điều chỉnh được cảm xúc trước những gian nan, thử thách, hoặc những sự việc xảy ra dữ dội, mãnh liệt trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

* Học sinh có thể chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vai trò, ý nghĩa của cân bằng cảm xúc trước những gian nan, thử thách. Có thể theo hướng sau:

- “Cân bằng cảm xúc” là việc nhận thức, xử lí, điều chỉnh cảm xúc một cách chính xác và hiệu quả; là làm chủ cảm xúc của bản thân, bình tĩnh, tự tin trong việc xử lí mọi công việc, tình huống.

 - Cân bằng cảm xúc giúp cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần, giúp bản thân có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc....

- Không nên quá nóng nảy, mất bình tĩnh trong việc xử lí các tình huống tránh những sai lầm.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận