Câu hỏi:
13/07/2024 660I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
“Nếu cảm thấy chán nản, tôi sẽ cất vang lời ca.
Nếu cảm thấy buồn rầu, tôi sẽ cười vang.
Nếu đau ốm, tôi sẽ làm việc gấp đôi.
Nếu sợ hãi, tôi sẽ tiến về phía trước.
Nếu cảm thấy thấp kém, tôi sẽ diện một bộ cánh mới.
Nếu cảm thấy không chắc chắn, tôi sẽ cao giọng lên.
Nếu cảm thấy nghèo túng, tôi sẽ nghĩ đến sự giàu có trước mặt.
Nếu cảm thấy kém cỏi, tôi sẽ nhớ đến từng thành công trong quá khứ.
Nếu cảm thấy mờ mịt, tôi sẽ nghĩ đến những mục tiêu của mình.
Nếu cảm thấy tự cao, tôi sẽ nhớ về những lúc mình yếu đuối.
Nếu cảm thấy mình có những kỹ năng không ai sánh được, tôi sẽ ngước nhìn những vì sao”.
(G.Mandino-“Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới”, NXBTH TPHCM, 2018)
Xác định thể thơ của đoạn trích.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Nêu nội dung của những dòng thơ sau:
Nếu cảm thấy chán nản, tôi sẽ cất vang lời ca.
Nếu cảm thấy buồn rầu, tôi sẽ cười vang.
Nếu đau ốm, tôi sẽ làm việc gấp đôi.
Nếu sợ hãi, tôi sẽ tiến về phía trước.
Lời giải của GV VietJack
- Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần giải thích được các ý chính: “Nếu … tôi sẽ…” là cách nói giả thiết khuyên con người có cái nhìn tích cực, cầu thị, mạnh mẽ vượt khó khăn (buồn chán, buồn rầu, đau ốm, sợ hãi) bằng niềm tin và sự lạc quan (cất vang lời ca, cười vang, làm việc, tiến về phía trước). Đây là bài học trong cuộc sống đối với mỗi con người.
Câu 4:
Từ suy ngẫm của tác giả trong đoạn trích trên, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.
Lời giải của GV VietJack
· Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt, song cần nêu ra thông điệp cõ ý nghĩa nhất đối với bản thân. Có thể tham khảo các ý sau:
· + Hãy lạc quan, yêu đời
· + Hãy luôn ước mơ, hi vọng vào cuộc sống
· + Hãy chủ động trong việc điều chỉnh cảm xúc của bản thân
· + Hãy tự tin, bản lĩnh.
+ Trước những khó khăn, thử thách, cần nỗ lực không ngừngCÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của việc cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông.
Câu 2:
II. LÀM VĂN
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:- A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:- Ở đây thì chết mất.
Anh/Chị hãy phân tích sự phản kháng mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về ngòi bút nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.
Câu 3:
Câu 4:
Nêu nội dung của những dòng thơ sau:
Nếu cảm thấy chán nản, tôi sẽ cất vang lời ca.
Nếu cảm thấy buồn rầu, tôi sẽ cười vang.
Nếu đau ốm, tôi sẽ làm việc gấp đôi.
Nếu sợ hãi, tôi sẽ tiến về phía trước.
Câu 5:
Từ suy ngẫm của tác giả trong đoạn trích trên, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.
về câu hỏi!