(2023) Đề thi thử Ngữ văn THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 30) có đáp án

12 người thi tuần này 4.6 645 lượt thi 6 câu hỏi 120 phút

🔥 Đề thi HOT:

1485 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)

9.8 K lượt thi 7 câu hỏi
1248 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)

7.7 K lượt thi 7 câu hỏi
1073 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)

7.4 K lượt thi 7 câu hỏi
1051 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)

6 K lượt thi 7 câu hỏi
1003 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)

6.1 K lượt thi 7 câu hỏi
818 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)

2.9 K lượt thi 7 câu hỏi
813 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)

3.4 K lượt thi 7 câu hỏi
750 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)

3.7 K lượt thi 7 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

GIỮ LỬA

          Ngày xưa, gia đình tôi chỉ sống trên một con đò. Cha chèo chống, đổi hàng lên nguồn xuống biển. Suốt con sông nhỏ nhưng dài chỉ có một con đò duy nhất. Cuộc sống của gia đình thật lênh đênh ghềnh thác.

          Một ngày nọ, giữa sông vắng, cha đã đánh mất cái bật lửa. Phải giữ lửa trong bếp suốt chuyến đi. Tối đến, cơn mưa gió chướng làm tắt ngấm bếp lửa. Lúc tạnh mưa, mẹ bới tro lạnh, chỉ còn một cục than nhỏ xíu có lửa. Mẹ nhanh chóng gom một ít rác khô, kẹp cục than vào giữa. Mẹ thổi nhẹ, cục than từ từ sáng đều. Một lúc sau nùi rác từ từ bốc khói... Bếp lại đỏ lửa.

          Ngồi bên bếp lửa, mẹ đã dạy tôi cách giữ lửa than cho lâu tàn, phải ủ vùi ra sao. Nhen ngọn lửa mỏng thế nào để không tắt. Mẹ bảo, trong cuộc đời, có lúc con chỉ có một hòn than nhỏ và ngọn lửa mỏng cuối cùng.

          Tôi không phải là nhà thám hiểm, nhà địa chất hay thợ săn để ứng dụng cách giữ hay nhen lửa của mẹ khi ở giữa rừng hoang lạnh. Nhưng tôi sẽ có cách giữ và thắp lửa cho riêng mình.

          Tôi sẽ giữ một hòn than nhỏ, ngọn lửa mỏng cho tình yêu thương, hi vọng và tất cả những gì tốt đẹp...trước khi nó nguội lạnh, tắt đi, biến mất. Để có dịp, tôi lại nhen nhóm thắp lên ánh lửa...

(Sự bình yên trong tâm hồn, Cẩm Tiên biên soạn,

NXB Văn hóa thông tin, 2006, trang 57, 58)

 

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.


Câu 6:

Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cócây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thắng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mai ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rấtnhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…

Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.

( Trích Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12,Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, Tr.38)

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của hình tượng cây xà nu trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét bút pháp miêu tả thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Trung Thành.


4.6

129 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%