(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 19)

  • 111 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Ngôn ngữ diễn đạt phải rõ ràng

Xã hội ngày càng phát triển rất nhanh, có nhiều điều tốt đẹp để những người trẻ tuổi theo đuổi, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ. Thời đại phổ cập Internet, đó là nơi ra đời của rất nhiều tiếng lóng mới thông dụng trong giới trẻ, thậm chí cả những từ và chữ mới.

Khi trò chuyện trên mạng, mọi người thường dùng những từ này, tuy nhiên, chúng lại không phải ngôn ngữ được sử dụng trong sách vở nên không thể dùng bừa. Trong một số sự kiện quan trọng, hoặc khi phải nói chuyện với lãnh đạo hay người lớn tuổi thì không nên sử dụng từ lóng để tránh khiến người đối diện không hiểu bạn đang nói gì và dễ gây hiểu nhầm.

Cũng không thể không nhắc đến từ địa phương. Mặc dù thanh niên ngày nay đều biết nói tiếng phổ thông và ít dùng ngôn ngữ địa phương, nhưng vẫn có những bạn sinh viên mới ra trường hoặc những người mới từ nông thôn ra thành phố lập nghiệp còn sử dụng nhiều từ địa phương. Nhất định phải sớm học tiếng phổ thông để tránh bị hiểu nhầm.

(Trích Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ, Trác Nhi, NXB Văn học năm 2018, trang 33, 34)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Xem đáp án

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận


Câu 2:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Ngôn ngữ diễn đạt phải rõ ràng

Xã hội ngày càng phát triển rất nhanh, có nhiều điều tốt đẹp để những người trẻ tuổi theo đuổi, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ. Thời đại phổ cập Internet, đó là nơi ra đời của rất nhiều tiếng lóng mới thông dụng trong giới trẻ, thậm chí cả những từ và chữ mới.

Khi trò chuyện trên mạng, mọi người thường dùng những từ này, tuy nhiên, chúng lại không phải ngôn ngữ được sử dụng trong sách vở nên không thể dùng bừa. Trong một số sự kiện quan trọng, hoặc khi phải nói chuyện với lãnh đạo hay người lớn tuổi thì không nên sử dụng từ lóng để tránh khiến người đối diện không hiểu bạn đang nói gì và dễ gây hiểu nhầm.

Cũng không thể không nhắc đến từ địa phương. Mặc dù thanh niên ngày nay đều biết nói tiếng phổ thông và ít dùng ngôn ngữ địa phương, nhưng vẫn có những bạn sinh viên mới ra trường hoặc những người mới từ nông thôn ra thành phố lập nghiệp còn sử dụng nhiều từ địa phương. Nhất định phải sớm học tiếng phổ thông để tránh bị hiểu nhầm.

(Trích Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ, Trác Nhi, NXB Văn học năm 2018, trang 33, 34)

Theo tác giả, trong một số sự kiện quan trọng, hoặc khi phải nói chuyện với lãnh đạo hay người lớn tuổi thì không nên làm gì?

Xem đáp án

Theo tác giả, trong một số sự kiện quan trọng, hoặc khi phải nói chuyện với lãnh đạo hay người lớn tuổi thì không nên sử dụng từ lóng để tránh khiến người đối diện không hiểu bạn đang nói gì và dễ gây hiểu nhầm.


Câu 3:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Ngôn ngữ diễn đạt phải rõ ràng

Xã hội ngày càng phát triển rất nhanh, có nhiều điều tốt đẹp để những người trẻ tuổi theo đuổi, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ. Thời đại phổ cập Internet, đó là nơi ra đời của rất nhiều tiếng lóng mới thông dụng trong giới trẻ, thậm chí cả những từ và chữ mới.

Khi trò chuyện trên mạng, mọi người thường dùng những từ này, tuy nhiên, chúng lại không phải ngôn ngữ được sử dụng trong sách vở nên không thể dùng bừa. Trong một số sự kiện quan trọng, hoặc khi phải nói chuyện với lãnh đạo hay người lớn tuổi thì không nên sử dụng từ lóng để tránh khiến người đối diện không hiểu bạn đang nói gì và dễ gây hiểu nhầm.

Cũng không thể không nhắc đến từ địa phương. Mặc dù thanh niên ngày nay đều biết nói tiếng phổ thông và ít dùng ngôn ngữ địa phương, nhưng vẫn có những bạn sinh viên mới ra trường hoặc những người mới từ nông thôn ra thành phố lập nghiệp còn sử dụng nhiều từ địa phương. Nhất định phải sớm học tiếng phổ thông để tránh bị hiểu nhầm.

(Trích Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ, Trác Nhi, NXB Văn học năm 2018, trang 33, 34)

Anh/ chị hiểu như thế nào về khái niệm tiếng lóngtiếng phổ thông được đề cập trong văn bản trên?

Xem đáp án

Có thể hiểu:

- Tiếng lóng không phải là ngôn ngữ chính thống trong một quốc gia hay vùng lãnh thổ, đó là các từ, cụm từ biểu hiện ngôn ngữ được sử dụng bởi một nhóm cộng đồng ở một địa phương nào đó. Ngày nay, giới trẻ tạo ra ngôn ngữ biểu đạt riêng được xem là tiếng lóng vẫn sử dụng phổ biến.

- Tiếng phổ thông được hiểu là ngôn ngữ dùng chính thống trong cả nước mà tất cả mọi người có thể hiểu và sử dụng để giao tiếp với nhau.


Câu 4:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Ngôn ngữ diễn đạt phải rõ ràng

Xã hội ngày càng phát triển rất nhanh, có nhiều điều tốt đẹp để những người trẻ tuổi theo đuổi, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ. Thời đại phổ cập Internet, đó là nơi ra đời của rất nhiều tiếng lóng mới thông dụng trong giới trẻ, thậm chí cả những từ và chữ mới.

Khi trò chuyện trên mạng, mọi người thường dùng những từ này, tuy nhiên, chúng lại không phải ngôn ngữ được sử dụng trong sách vở nên không thể dùng bừa. Trong một số sự kiện quan trọng, hoặc khi phải nói chuyện với lãnh đạo hay người lớn tuổi thì không nên sử dụng từ lóng để tránh khiến người đối diện không hiểu bạn đang nói gì và dễ gây hiểu nhầm.

Cũng không thể không nhắc đến từ địa phương. Mặc dù thanh niên ngày nay đều biết nói tiếng phổ thông và ít dùng ngôn ngữ địa phương, nhưng vẫn có những bạn sinh viên mới ra trường hoặc những người mới từ nông thôn ra thành phố lập nghiệp còn sử dụng nhiều từ địa phương. Nhất định phải sớm học tiếng phổ thông để tránh bị hiểu nhầm.

(Trích Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ, Trác Nhi, NXB Văn học năm 2018, trang 33, 34)

Thông điệp ý nghĩa mà anh/ chị rút ra cho bản thân sau khi đọc văn bản là gì? Hãy lí giải?

Xem đáp án

Thông điệp ý nghĩa có thể là:

- Đừng nên sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương trong công việc bởi nó có thể khiến người đối diện không hiểu bạn đang nói gì và dễ gây hiểu nhầm.

- Hãy sử dụng tiếng phổ thông khi giao tiếp xã hội bởi đó là một cách giúp bạn giữ gìn và lan tỏa sự trong sáng của tiếng nói đến mọi người.


Câu 5:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về điều cần làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Xem đáp án

 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Điều cần làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

 c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề điều cần làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Có thể theo hướng:

- Cần phải có niềm tự hào, sự tôn trọng và dành tình cảm yêu quý đặc biệt cho tiếng Việt.

- Cần xây dựng thói quen nói và viết tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực về ngữ âm, chữ viết, về từ ngữ, ngữ pháp và đặc điểm phong cách ngôn ngữ.

- Cần tránh tối đa việc sử dụng các từ và câu mang tính thô tục, tránh các yếu tố pha tạp, lai căng, chỉ vay mượn một số từ ngữ hoặc các cách diễn đạt từ thuộc những ngôn ngữ khác khi cần thiết, đồng thời cần sử dụng yếu tố đã vay mượn hợp lí, đúng nơi, đúng ngữ cảnh...


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận