(2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Nguyễn Viết Xuân, Vĩnh Phúc (Lần 1) có đáp án

  • 436 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Câu 1:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc 

Hai tiếng động nhỏ bé kia 

Hơn mọi ầm ào gầm thét 

Là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người 

Đó là thời gian 

Nó báo hiệu mỗi giây phút đi qua không trở lại 

Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối 

Nhưng anh, anh chẳng sợ nó đâu 

Thời gian – đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau 

Thời gian – đó là chiều dày những trang ta viết 

Bây giờ anh mới hiểu hết câu nói trong kịch Sexpia: 

“Tồn tại hay không tồn tại” 

Không có nghĩa là sống hay không sống 

Mà là hành động hay không hành động 

Nhận thức hay không nhận thức 

Tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó? 

Anh không băn khoăn mình có tài hay kém tài, thành công hay thất bại 

Chỉ day dứt một điều: Làm sao với những sự vật bình thường 

Những ngày tháng bình thường 

Như chiếc hộp con, như tờ lịch trên tường 

Ta biến thành con tàu, thành tấm vé 

Những ban mai lên đường. 

(Cho Quỳnh những ngày xa - Lưu Quang Vũ, NXB Hội nhà văn, 2010) 

Trong văn bản, nhân vật trữ tình anh hiểu câu nói “Tồn tại hay không tồn tại” trong kịch Sexpia  là gì? 

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc, tìm ý. 

Cách giải: 

Nhân vật trữ tình anh hiểu câu nói “Tồn tại hay không tồn tại” là:  

- Hành động hay không hành động,  

- Nhận thức hay không nhận thức,  

- Tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó? 


Câu 2:

Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau: 

Thời gian - đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau 

Thời gian - đó là chiều dày những trang ta viết 

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ. 

Cách giải: 

Biện pháp tu từ là: điệp cấu trúc cú pháp Thời gian - đó là … những 


Câu 3:

Nêu nội dung của hai dòng thơ sau: 

Ta biến thành con tàu, thành tấm vé 

Những ban mai lên đường. 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

Nội dung 2 dòng thơ:  

- Con tàu, tấm vé, ban mai lên đường: thể hiện khát vọng lên đường, dấn thân, nhập cuộc.

- Đó là thái độ tích cực, sống hết mình với cuộc đời của nhà thơ. 


Câu 4:

Nhận xét về lẽ sống của tác giả được thể hiện trong đoạn thơ trên. 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

Nhận xét về lẽ sống của tác giả trong đoạn trích:  

- Đoạn thơ là lời tuyên ngôn về lẽ sống: yêu thương và cống hiến; hành động, nhận thức và làm chủ cuộc đời;  chủ động dấn thân, nhập cuộc…  

- Thái độ sống đúng đắn, tích cực của một trái tim yêu đời tha thiết; chiến thắng nỗi sợ thời gian bằng lí tưởng  sống nhiệt huyết. 


Câu 5:

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng  200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề sống là hành động. 

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về cách làm một đoạn nghị luận xã hội.

Cách giải: 

* Xác định vấn đề nghị luận: Sống là hành động. 

1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề 

2. Thân đoạn: Triển khai vấn đề

- Sống là hành động thực chất là nói tới sự chủ động, năng động trong cuộc sống, nói tới sự linh hoạt nhập  cuộc, trải nghiệm và đổi mới. 

- Lối sống hành động có ý nghĩa với cá nhân và xã hội: 

+ Với cá nhân: làm chủ cuộc đời, nắm bắt được cơ hội, khẳng định được giá trị bản thân, thành công. Khắc  phục thói quen và thái độ “há miệng chờ sung”, dựa dẫm,…. 

+ Với xã hội: thúc đẩy sự phát triển xã hội, theo kịp xu thế mới,… 

- Phê phán những con người bảo thủ, trì trệ, ngại đón nhận cái mới, ỷ lại, sống trong cuộc đời tù đọng.

- Bài học nhận thức và hành động: chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt từ tinh thần đến kiến thức và các kỹ năng thiết  yếu phù hợp với thời đại. Thay đổi tư duy và nhận thức và sẵn sàng hành động,… 

3. Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động 


Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận