(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ - Hòa Bình có đáp án

  • 145 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản:

Những khi nhớ nhà, tôi thường gắn chiếc headphone lên tai và lặng nghe những giọt âm vô cùng trong trẻo của ban nhạc Secret Garden.

Thứ âm nhạc thần kì có thể mang đến cho tôi những hồi tưởng thanh bình êm ả. Nhưng nhiều lúc, âm nhạc dù du dương đến mấy vẫn không đủ cho tôi. Bởi tôi thèm một âm thanh khác. Âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của ai đó đang gọi tên tôi… …

Các bác sĩ thống kê rằng có đến 70% những em bé bị chậm nói bắt nguồn từ nguyên nhân cha mẹ dành quá ít thời gian để nói chuyện với bé. Điều đáng nói là những chiếc tivi ra rả suốt ngày không thay thể được tiếng mẹ, tiếng cha, mà còn làm cho tình trạng chậm nói của các em trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi trẻ em, ở cái tuổi bi bô ấy, phải nghe và được lắng nghe với tình yêu cũng như sự thông hiểu, thì mới nói được. Nghĩa là không chỉ có người lớn mới có lúc thèm nghe tiếng người mà ngay cả trẻ con cũng vậy.

Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm? Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu? Nếu muốn hiểu được thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè…Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng!

Một tiếng người thực sự ân cần, yêu thương, quan tâm, gần gũi …

(Trích Tiếng người hay là tiếng chiêm bao?, Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn,

NXB Hội nhà văn, 2018, tr.102-103)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Xem đáp án

Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học.

Cách giải:

PTBĐ chính: nghị luận.


Câu 2:

I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản:

Những khi nhớ nhà, tôi thường gắn chiếc headphone lên tai và lặng nghe những giọt âm vô cùng trong trẻo của ban nhạc Secret Garden.

Thứ âm nhạc thần kì có thể mang đến cho tôi những hồi tưởng thanh bình êm ả. Nhưng nhiều lúc, âm nhạc dù du dương đến mấy vẫn không đủ cho tôi. Bởi tôi thèm một âm thanh khác. Âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của ai đó đang gọi tên tôi… …

Các bác sĩ thống kê rằng có đến 70% những em bé bị chậm nói bắt nguồn từ nguyên nhân cha mẹ dành quá ít thời gian để nói chuyện với bé. Điều đáng nói là những chiếc tivi ra rả suốt ngày không thay thể được tiếng mẹ, tiếng cha, mà còn làm cho tình trạng chậm nói của các em trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi trẻ em, ở cái tuổi bi bô ấy, phải nghe và được lắng nghe với tình yêu cũng như sự thông hiểu, thì mới nói được. Nghĩa là không chỉ có người lớn mới có lúc thèm nghe tiếng người mà ngay cả trẻ con cũng vậy.

Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm? Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu? Nếu muốn hiểu được thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè…Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng!

Một tiếng người thực sự ân cần, yêu thương, quan tâm, gần gũi …

(Trích Tiếng người hay là tiếng chiêm bao?, Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn,

NXB Hội nhà văn, 2018, tr.102-103)

Trong đoạn trích, âm thanh khác mà "tôi” thèm được nghe là gì?

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc, tìm ý.

Cách giải:

Âm thanh tác giả muốn nghe: Âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của ai đó đang gọi tên tôi…


Câu 3:

I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản:

Những khi nhớ nhà, tôi thường gắn chiếc headphone lên tai và lặng nghe những giọt âm vô cùng trong trẻo của ban nhạc Secret Garden.

Thứ âm nhạc thần kì có thể mang đến cho tôi những hồi tưởng thanh bình êm ả. Nhưng nhiều lúc, âm nhạc dù du dương đến mấy vẫn không đủ cho tôi. Bởi tôi thèm một âm thanh khác. Âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của ai đó đang gọi tên tôi… …

Các bác sĩ thống kê rằng có đến 70% những em bé bị chậm nói bắt nguồn từ nguyên nhân cha mẹ dành quá ít thời gian để nói chuyện với bé. Điều đáng nói là những chiếc tivi ra rả suốt ngày không thay thể được tiếng mẹ, tiếng cha, mà còn làm cho tình trạng chậm nói của các em trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi trẻ em, ở cái tuổi bi bô ấy, phải nghe và được lắng nghe với tình yêu cũng như sự thông hiểu, thì mới nói được. Nghĩa là không chỉ có người lớn mới có lúc thèm nghe tiếng người mà ngay cả trẻ con cũng vậy.

Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm? Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu? Nếu muốn hiểu được thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè…Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng!

Một tiếng người thực sự ân cần, yêu thương, quan tâm, gần gũi …

(Trích Tiếng người hay là tiếng chiêm bao?, Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn,

NXB Hội nhà văn, 2018, tr.102-103)

Theo anh/chị, việc tác giả dẫn ra thống kê của các bác sĩ “rằng có đến 70% những em bé bị chậm nói bắt nguồn từ nguyên nhân cha mẹ dành quá ít thời gian để nói chuyện với bé” có tác dụng gì?

Xem đáp án

Phương pháp: Căn cứ nội dung bài, phân tích.

Cách giải:

- Việc lấy dẫn chứng là số liệu có tác dụng:

+ Tăng tính xác thực cho vấn đề mà tác giả đang bàn luận.

+ Giúp người đọc hình dung rõ hơn về ý nghĩa của việc giao lưu, nói chuyện đối với trẻ nhỏ cũng như tất cả mọi người.

+ Qua việc lấy số liệu tác giả nhấn mạnh hơn nữa về tầm quan trọng của việc giao lưu trực tiếp bằng ngôn ngữ.


Câu 4:

I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản:

Những khi nhớ nhà, tôi thường gắn chiếc headphone lên tai và lặng nghe những giọt âm vô cùng trong trẻo của ban nhạc Secret Garden.

Thứ âm nhạc thần kì có thể mang đến cho tôi những hồi tưởng thanh bình êm ả. Nhưng nhiều lúc, âm nhạc dù du dương đến mấy vẫn không đủ cho tôi. Bởi tôi thèm một âm thanh khác. Âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của ai đó đang gọi tên tôi… …

Các bác sĩ thống kê rằng có đến 70% những em bé bị chậm nói bắt nguồn từ nguyên nhân cha mẹ dành quá ít thời gian để nói chuyện với bé. Điều đáng nói là những chiếc tivi ra rả suốt ngày không thay thể được tiếng mẹ, tiếng cha, mà còn làm cho tình trạng chậm nói của các em trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi trẻ em, ở cái tuổi bi bô ấy, phải nghe và được lắng nghe với tình yêu cũng như sự thông hiểu, thì mới nói được. Nghĩa là không chỉ có người lớn mới có lúc thèm nghe tiếng người mà ngay cả trẻ con cũng vậy.

Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm? Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu? Nếu muốn hiểu được thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè…Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng!

Một tiếng người thực sự ân cần, yêu thương, quan tâm, gần gũi …

(Trích Tiếng người hay là tiếng chiêm bao?, Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn,

NXB Hội nhà văn, 2018, tr.102-103)

Anh/Chị có nhận xét gì về ý kiến của tác giả: “Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu”?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.

Cách giải:

Hoc sinh đưa ra quan đi ̣ ểm, nhân x ̣ é t của mình về hình ảnh ngườ i lính đươc t ̣ á i hiên trong đo ̣ an trích, có lý giải.

Gơị ý :

“Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu”

- Đồng tình vì tiếng nói của mỗi con người khi nói ra sẽ giúp chúng ta thổ lộ tâm tình, giãi bày tâm sự và xoa dịu nỗi đau. Tiếng nói giúp con người với con người gần nhau hơn.


Câu 5:

II. LÀM VĂN

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ.

Xem đáp án

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.

Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

* Nêu vấn đề: Sự cần thiết của việc giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ.

* Bàn luận:

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau miễn là hợp lí, khoa học, thuyết phục. Có thể theo hướng sau:

- Giao tiếp bằng tiếng nói là hình thức giao tiếp trực tiếp giữa con người với con người.

- Khi giao tiếp bằng tiếng nói, con người không chỉ tiếp nhận thông tin một cách đơn thuần mà còn cảm nhận được cả trạng thái cảm xúc, tình cảm của người nói thông qua ngữ điệu nói, giọng nói,...Từ đó mà hiểu rõ, hiểu đúng về nhau hơn.

- Giao tiếp bằng tiếng nói giúp con người dễ gần gũi nhau hơn, do đó cũng giải tỏa được những áp lực trong cuộc sống nhiều hơn.

- Cần có cách nói phù hợp, biết lựa lời, ...để việc giao tiếp đạt hiệu quả.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận