(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn sở GD&ĐT Hàm Rồng có đáp án

  • 132 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

      2.10.1971

      Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá.

      Thế là thế nào? Cách đây ít lâu, mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường,(... ) Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền.

       Hai mươi tám ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.

       Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71 tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước.(...)

        Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên trường Tổng hợp. Bản nhạc này đây, bao lần mình đã nghe, đã cúi đầu suy nghĩ. Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta! Khóc, không phải vì hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì xúc động. Vì buổi chia tay này thiêng liêng quá.

      (...) Vui sướng, tự hào, cảm động làm sao khi trên người ta là bộ quân phục xanh màu lá. Anh sinh viên quen màu trắng áo của cánh cò, quen màu xanh da trời tháng nắng… Mình trút bỏ không thương tiếc, và trìu mến khoác lên mình màu xanh ấy. Màu xanh của núi đồi và thảo nguyên, của ước mơ và hi vọng. Màu xanh bất diệt của sự sống.

     Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu... Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu…

    Ta như thấy trong màu kì diệu ấy, có cả hồng cầu của trái tim ta...

   (Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, NXB Thanh niên, 2005)

Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích.

Xem đáp án
Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 2:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

      2.10.1971

      Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá.

      Thế là thế nào? Cách đây ít lâu, mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường,(... ) Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền.

       Hai mươi tám ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.

       Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71 tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước.(...)

        Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên trường Tổng hợp. Bản nhạc này đây, bao lần mình đã nghe, đã cúi đầu suy nghĩ. Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta! Khóc, không phải vì hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì xúc động. Vì buổi chia tay này thiêng liêng quá.

      (...) Vui sướng, tự hào, cảm động làm sao khi trên người ta là bộ quân phục xanh màu lá. Anh sinh viên quen màu trắng áo của cánh cò, quen màu xanh da trời tháng nắng… Mình trút bỏ không thương tiếc, và trìu mến khoác lên mình màu xanh ấy. Màu xanh của núi đồi và thảo nguyên, của ước mơ và hi vọng. Màu xanh bất diệt của sự sống.

     Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu... Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu…

    Ta như thấy trong màu kì diệu ấy, có cả hồng cầu của trái tim ta...

   (Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, NXB Thanh niên, 2005)

Lặng ngắm ngôi sao, tác giả đọc được những gì?

Xem đáp án

Lặng ngắm ngôi sao, tác gi thấy:

+ Ánh la cu vng.

+ Màu đỏ ca la, ca máu.

+ Hng cu ca trái tim.


Câu 3:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

      2.10.1971

      Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá.

      Thế là thế nào? Cách đây ít lâu, mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường,(... ) Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền.

       Hai mươi tám ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.

       Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71 tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước.(...)

        Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên trường Tổng hợp. Bản nhạc này đây, bao lần mình đã nghe, đã cúi đầu suy nghĩ. Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta! Khóc, không phải vì hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì xúc động. Vì buổi chia tay này thiêng liêng quá.

      (...) Vui sướng, tự hào, cảm động làm sao khi trên người ta là bộ quân phục xanh màu lá. Anh sinh viên quen màu trắng áo của cánh cò, quen màu xanh da trời tháng nắng… Mình trút bỏ không thương tiếc, và trìu mến khoác lên mình màu xanh ấy. Màu xanh của núi đồi và thảo nguyên, của ước mơ và hi vọng. Màu xanh bất diệt của sự sống.

     Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu... Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu…

    Ta như thấy trong màu kì diệu ấy, có cả hồng cầu của trái tim ta...

   (Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, NXB Thanh niên, 2005)

Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong câu văn:

   Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên trường Tổng hợp.

Xem đáp án

- Điệp từ được sử dụng trong câu văn là: khi

- Tác dụng của phép điệp từ:

 + Thể hiện sâu sắc tâm trạng vừa xúc động, vừa tự hào của tác giả trong buổi chia tay lên đường nhập ngũ. Nhấn mạnh thời điểm thiêng liêng, đáng nhớ nhất trong cuộc đời người viết: buổi lễ tiễn quân ra trận.

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu, tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu văn.


Câu 4:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

      2.10.1971

      Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá.

      Thế là thế nào? Cách đây ít lâu, mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường,(... ) Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền.

       Hai mươi tám ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.

       Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71 tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước.(...)

        Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên trường Tổng hợp. Bản nhạc này đây, bao lần mình đã nghe, đã cúi đầu suy nghĩ. Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta! Khóc, không phải vì hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì xúc động. Vì buổi chia tay này thiêng liêng quá.

      (...) Vui sướng, tự hào, cảm động làm sao khi trên người ta là bộ quân phục xanh màu lá. Anh sinh viên quen màu trắng áo của cánh cò, quen màu xanh da trời tháng nắng… Mình trút bỏ không thương tiếc, và trìu mến khoác lên mình màu xanh ấy. Màu xanh của núi đồi và thảo nguyên, của ước mơ và hi vọng. Màu xanh bất diệt của sự sống.

     Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu... Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu…

    Ta như thấy trong màu kì diệu ấy, có cả hồng cầu của trái tim ta...

   (Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, NXB Thanh niên, 2005)

Từ những suy ngẫm của tác giả trong đoạn trích trên, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.

Xem đáp án

Dựa vào nội dung đoạn trích, học sinh nêu ra bài học về lẽ sống cho bản thân.

Gợi ý:

- Tuổi trẻ phải biết sống có ý nghĩa, biết cống hiến.

- Biết sống cao thượng, dũng cảm.

- Sống bản lĩnh, có trách nhiệm….


Câu 5:

II. LÀM VĂN

Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh.

Xem đáp án
a .Đảm bảo yêu cầu về đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng - phân – hợp. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. Có thể theo hướng sau:

– Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách; quyết đoán, không lung lay ý chí quyết tâm của mình; nói là làm; khi gặp khó khăn không đổ lỗi cho hoàn cảnh, dám chịu trách nhiệm, khắc phục khó khăn để bước tiếp; dám sống theo đuổi ước mơ bằng sự nỗ lực và niềm đam mê.

- Tại sao tuổi trẻ cần phải sống có bản lĩnh:

+ Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám đương đầu với những khó khăn thử thách để thực hiện.

+ Người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới, cái tiến bộ, tự giác để hoàn thiện bản thân.

+ Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm.

+ Phê phán những người sống thiếu bản lĩnh ngại khó, ngại khổ

- Bản lĩnh của mỗi người được tôi luyện qua nhiều gian lao, thử thách. Bằng sự can đảm, bài học từ những thất bại, đứng dậy từ những vấp ngã,… mỗi chúng ta cần tạo nên một bản lĩnh kiên cường để luôn vững vàng, chủ động và tự tin trong cuộc sống.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận