(2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Yên Lạc 2 , Vĩnh Phúc (Lần 1) có đáp án

  • 312 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Câu 2:

Chỉ ra những câu tục ngữ dân gian mà tác giả sử dụng trong khổ thơ thứ hai. Việc vận dụng tục  ngữ dân gian đó có tác dụng gì? 

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc, tìm ý. 

Cách giải: 

Những câu thơ có vận dụng tục ngữ dân gian:  

+ Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch (Tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm)  

+ Cần gỗ tốt, nước sơn cần phải tốt (Tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn)  

- Việc vận dụng tục ngữ dân gian trong khổ thơ thứ hai có tác dụng:  

+ Thể hiện sự am hiểu sâu sắc vốn văn hoá dân gian của nhà thơ; tạo nên ý thơ cô đọng, hàm súc; 

+ Giúp cho người đọc hiểu được dù cuộc sống có khó khăn nhưng con người vẫn phải giữ cho tâm hồn được  trong sạch, phải tự tìm lấy hạnh phúc chứ không phải mua hạnh phúc bằng tiền. 


Câu 3:

Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? 

Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều 

Vẫn còn có bao điều tốt đẹp 

Xa danh lợi hãy chịu nhiều thua thiệt 

Hãy vì người, nếu mong họ vì con. 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải. 

Học sinh tự trình bày cảm nhận của mình, lý giải: 

Gợi ý: 

Hiểu nội dung của các dòng thơ: 

- Thể hiện niềm tin với mọi người, với cuộc sống. 

- Gợi lẽ sống cao đẹp: sống vị tha, vì mọi người mà biết chấp nhận thiệt thòi về mình, đừng để danh lợi cám dỗ.

- Bộc lộ tình thương, sự quan tâm và trách nhiệm của người cha. 


Câu 4:

Những lời tâm sự “nói với con”của nhà thơ được thể hiện trong văn bản gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

Học sinh tự nêu ra quan điểm của bản thân, chú ý lý giải: 

Gợi ý: 

Suy nghĩ về những lời tâm sự của nhà thơ được thể hiện trong văn bản: 

- Qua đoạn trích trên, có thể thấy rằng người cha đã nói với con nhiều điều: hãy sống vì mọi người mà chấp  nhận thiệt thòi, đừng để bị cám dỗ bởi đồng tiền, vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống…

- Suy nghĩ của bản thân: Thế giới này luôn tồn tại nhiều mặt trái, thế nhưng lòng tốt vẫn chiếm số đông. Mặt  khác, con người cần sống tỉnh táo bởi lòng người phức tạp khó lường, sau những mất mát vẫn phải biết hy vọng nhìn về tương lai, cơ hội đến với con người thật hiếm hoi và phải tinh tường mới nhận ra và quan trọng  hơn là phải biết nắm bắt lấy cơ hội đó. Phải có niềm tin vào con người. 


Câu 5:

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng  200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc “Sống thẳng mình” của con người trong cuộc sống hôm nay.

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về cách làm một đoạn nghị luận xã hội.

Cách giải: 

1. Giới thiệu vấn đề: 

- Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc “Sống thẳng mình” của con người trong cuộc sống hôm nay. 2. Giải quyết vấn đề 

* Giải thích: “Sống thẳng mình” là phải biết đối diện với sự thật, sống theo sự thật, không gian dối, lừa gạt

* Bàn luận: 

- Việc sống thẳng mình tạo cho con người có bản lĩnh vững vàng, không bị dao động, lung lay ý chí, không  cúi đầu trước bạo lực, bất công, không bị cám dỗ bởi tiền tài, địa vị, danh lợi. 

- Việc sống thẳng mình đem lại uy tín của bản thân trước tập thể, tạo được niềm tin với mọi người. - Việc sống thẳng mình làm cho tâm hồn cảm thấy bình an, thanh thản, nhẹ nhàng.

- Người có đức tính ngay thẳng sẽ góp phần làm cho xã hội phát triển lành mạnh, đem lại công bằng, bình  đẳng giữa con người với nhau. 

- Sống thẳng mình không có nghĩa là làm việc gì cũng nguyên tắc và cứng nhắc mà cần phải có sự linh hoạt,  mềm dẻo. 

(Lưu ý: Học sinh cần phân tích dẫn chứng trong quá trình bàn luận)…… 

- Liên hệ rút ra bài học cho bản thân 

+ Mỗi người, nhất là tuổi trẻ phải nhận thức được sống thẳng mình là lối sống đẹp, đem lại nhiều giá trị cho  cộng đồng. 

+ Mỗi người cần có hành động cụ thể: rèn cho mình tính sống thẳng mình, biết giữ gìn đạo đức, nhân cách,  đấu tranh chống lại lối sống thực dụng, ích kỉ, vụ lợi, tham nhũng… 

3. Tổng kết vấn đề. 


Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận