Đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 có đáp án - Đề 43

13 người thi tuần này 4.6 13 lượt thi 7 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

4416 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)

16.4 K lượt thi 7 câu hỏi
3998 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)

13.5 K lượt thi 7 câu hỏi
3296 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)

12.1 K lượt thi 7 câu hỏi
2687 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)

9.6 K lượt thi 7 câu hỏi
2525 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)

9.4 K lượt thi 7 câu hỏi
1877 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)

8.1 K lượt thi 7 câu hỏi
1535 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)

5.3 K lượt thi 7 câu hỏi
1527 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)

4.6 K lượt thi 7 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo giội,

Ta mới hiểu thế nào là đồng đội.

Đồng đội ta

là hớp nước uống chung

Nắm cơm bẻ nửa

Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa

Chia khắp anh em một mẩu tin nhà

Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp

Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.

 

Bạn ta đó

Ngã trên dây thép ba tầng

Một bàn tay chưa rời báng súng,

Chân lưng chừng nửa bước xung phong.

Ôi những con người mỗi khi nằm xuống

Vẫn nằm trong tư thế tiến công!

          (Giá từng thước đất, Chính Hữu, https://www.thivien.net)

* Chính Hữu (15/12/1926 - 27/11/2007) tên thật là Trần Đình Đắc, sinh tại Vinh, là nhà thơ quân đội thực thụ cả ở phía tác giả lẫn tác phẩm.

* Đề tài thơ hầu hết là đề tài đánh giặc, nhân vật trung tâm là anh bộ đội. Tình cảm quán xuyến trong toàn bộ thơ Chính Hữu là tình cảm người lính, trong đó lòng yêu Tổ quốc và tình đồng chí là hai chủ đề hay được đề cập.

Câu 6:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nét đặc sắc nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Quang Sáng trong truyện ngắn sau:

BÀI HỌC TUỔI THƠ

Thằng con tôi 11 tuổi, học lớp sáu. Qua mùa thi chuyển cấp, nhân một buổi chiều cho con đi chơi mát, nó kể... Đang hỏi nó về chuyện thi cử, nó chợt hỏi lại tôi:

– Ba! Có bao giờ thấy có một bài luận văn nào điểm không không ba? Con số không cô cho bự bằng quả trứng gà. Không phải cho bên lề, mà một vòng tròn giữa trang giấy. Thiệt đó ba. Chuyện ngay trong lớp của con, chứ không phải con nghe kể đâu.

Tôi chưa kịp hỏi, nó tiếp: 

– Còn thua ba nữa đó, ba. Ít nhứt ba cũng được nửa điểm. Còn thằng bạn của con, con số không bự như quả trứng.

Thằng con tôi ngửa mặt cười, có lẽ nó thấy thú vị vì thời học trò của ba nó ít nhứt cũng hơn được một đứa.

Số là cách đây vài năm, có một nhà xuất bản gởi đến các nhà văn nhà thơ quen biết trong cả nước một câu hỏi, tôi còn nhớ đại ý, nhà văn nhà thơ thời thơ ấu học văn như thế nào, nhà xuất bản in thành sách “Nhà văn học văn”. Đọc qua, nghe các nhà văn nhà thơ kể, tất nhiên là mỗi người có mỗi cuộc đời, mỗi người mỗi giọng văn, nhìn chung thì người nào, lúc còn đi học, cũng có khiếu văn, giỏi văn. Nếu không thì lấy gì làm cơ sở để sau này trở thành nhà văn? Rất lô-gích và rất là tự nhiên vậy. Duy chỉ có bài của tôi hơi khác, có gì như ngược lại. Tôi kể, hồi tôi học ở trường trung học Nguyễn Văn Tố (1948 - 1950), tôi là một học sinh trung bình, về môn văn không đến nỗi liệt vào loại kém, nhưng không có gì tỏ ra là người có khiếu văn chương. Và có một lần, bài luận văn của tôi chỉ được có một điểm trên hai mươi (1/20). Đó là kỉ niệm không quên trong đời học sinh của tôi, môn văn.

Khi con tôi đọc bài văn đó, con tôi hỏi:

– Sao bây giờ ba là nhà văn? Và bạn bè cũng hỏi như vậy. Tôi cũng đã tự lí giải về mình, và lời giải cũng đã in vào sách rồi, xin không nhắc lại.

Tôi hỏi con tôi:

– Luận văn cô cho khó lắm hay sao mà bạn con bị không điểm.

– Luận văn cô cho “Trò hãy tả buổi làm việc ban đêm của bố”.

– Con được mấy điểm?

– Con được sáu điểm.

– Con tả ba như thế nào?

– Thì ba làm việc làm sao thì con tả vậy.

– Mấy đứa khác, bạn của con?

Thằng con tôi như chợt nhớ, nó liến thoắng:

– A! Có một thằng ba nó không hề làm việc ban đêm mà nó cũng được sáu điểm đó ba.

– Đêm ba nó làm gì?

– Nó nói, đêm ba nó toàn đi nhậu.

– Nó tả ba nó đi nhậu à?

– Dạ không phải. Ba nó làm việc ban ngày nhưng khi nó tả thì nó tả ba nó làm việc ban đêm, ba hiểu chưa?

– Còn thằng bạn bị không điểm, nó tả như thế nào?

– Nó không tả không viết gì hết, nó nộp giấy trắng cho cô.

– Sao vậy?

Hôm trả lại bài cho lớp, cô gọi nó lên, cô giận lắm, ba. Cô hét: “Sao trò không làm bài”. Nó cúi đầu làm thinh. Cô lại hét to hơn: “Hả?”. Nó cũng làm thinh. Tụi con ngồi dưới, đứa nào cũng run.

– Nó là học trò loại “cá biệt” à?

– Không phải đâu ba, học trò tiên tiến đó ba.

– Sao nữa? Nó trả lời cô giáo như thế nào?

Nó cứ làm thinh. Tức quá, cô mới quất cây thước xuống bàn cái chát: “Sao trò không làm bài?”. Tới lúc đó nó mới nói: “Thưa cô, con không có ba”. Nghe nó nói, hai con mắt của cô con mở tròn như hai cái tô. Cô đứng sững như trời trồng vậy ba!

Tôi bỗng nhập vai là cô giáo. Tôi thấy mình ngã qụy xuống trước đứa học trò không có ba.

Sau đó cô và cả lớp mới được biết, em mồ côi cha khi vừa mới lọt lòng mẹ. Ba em hi sinh trên chiến trường biên giới. Từ ấy, má em ở vậy, tần tảo nuôi con...

Có người hỏi em: “Sao mày không tả ba của đứa khác”. Em không đáp, cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống đôi má.

Chuyện của đứa học trò bị bài văn không điểm đã để lại trong tôi một nỗi đau. Em bị không điểm, nhưng với tôi, người viết văn là một bài học, bài học trung thực. Sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt.

Giữa những dòng chữ bịa đặt và trang giấy trắng, tôi xin để trang giấy trắng trung thực trên bàn viết.

(Mùa thu, 1990 - Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, timsach.vn)

* Nguyễn Quang Sáng (1932-2014): Ông bắt đầu viết truyện từ năm 1954. Các tác phẩm tiêu biểu: Người con đi xa, Chiếc lược ngà, Người quê hương, Bông cẩm thạch… Ông thường viết về cuộc sống và con người Nam Bộ. Truyện của ông thường rất giản dị vừa hiện đại và có âm hưởng, có cốt truyện và các tình huống hết sức đặc sắc, giàu kịch tính.


4.6

3 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%