(2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Như Xuân, Thanh Hóa (Lần 1) có đáp án

  • 377 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Câu 1:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

Có rất nhiều người đang sống mà quên đi ước mơ của mình. Họ đi trên con đường được định sẵn mà chẳng  bao giờ buồn và chất vấn về điều ấy.  

Bạn có chất vấn về nó. Tất cả chúng ta đều phải vẽ nên lộ trình riêng, lộ trình sẽ dẫn chúng ta đến nơi chúng  ta muốn, chứ không phải nơi người khác bảo chúng ta nên đến. Bạn có thích công việc mình đang làm để mưu  sinh không? Nếu câu trả lời là “không”, bạn đã đi sai đường. Bạn có hài lòng với lối sống hiện tại của mình  không? Vị trí hiện tại của bạn có thể giúp ích được cho người khác không? Nếu “không” bạn đã đi sai đường.  Nếu bạn bị sa thải ngay ngày hôm nay, liệu bạn có thể thành lập công ti riêng không? Nếu “không” bạn đã đi sai  đường… “Nếu bạn không xây dựng giấc mơ của mình thì người khác sẽ thuê bạn xây dựng giấc mơ của họ”. 

Câu nói này xuất phát từ tâm hồn tôi, và tôi đã khắc cốt ghi tâm nỗi đau từ chân lý của câu nói ấy. Tôi cảm  thấy dù có làm việc cho người khác thì công việc đó cũng nên là công việc mà ta mơ ước. Nếu không, chúng  ta nên xây dựng công việc mơ ước mà cuối cùng nó sẽ thay thế công việc thường nhật của chúng ta. Hãy để một chiếc máy tính hoặc lũ rô - bốt làm những công việc văn phòng vô nghĩa và nhàm chán. Một con người  thì không nên làm một công việc vô nghĩa, nhàm chán trong thế giới này […]. Tôi đã từng làm nhiều công  việc không cần động não và chúng chỉ làm tốn thời gian và năng lượng mà thôi. Ấy thế nhưng đó là con đường  được định sẵn cho rất nhiều người trong chúng ta. 

[…] Trong lúc còn đi học, bạn cũng nên dành thời gian để tự nghiệm mình. Hãy tìm hiểu bản thân. Hãy yêu  lấy chính mình. Hãy vẽ nên những giấc mơ từ sâu tận đáy trái tim. Hãy chất vấn về con đường được định sẵn.  Đừng sợ đi đường vòng. Đừng ngại phải vẽ nên con đường chạm tới một đích đến mới. 

(Tony A.Gaskins, Phạm Trần Thoại Như dịch –

 “The Dream Chaser”, NXB Dân Trí, tr.11)

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng các kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt. 

Cách giải: 

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 


Câu 2:

Theo tác giả trong lúc còn đi học bạn cần làm gì? 

Xem đáp án

Phương pháp: Đọc, tìm ý. 

Cách giải: 

Theo tác giả trong lúc còn đi học bạn cần: dành thời gian để tự nghiệm mình. Hãy tìm hiểu bản thân. Hãy yêu  lấy chính mình. Hãy vẽ nên những giấc mơ từ sâu tận đáy trái tim. Hãy chất vấn về con đường được định sẵn. Đừng sợ đi đường vòng. Đừng ngại phải vẽ nên con đường chạm tới một đích đến mới.


Câu 3:

Anh/ chị hiểu nghĩa câu sau như thế nào? “Đừng sợ đi đường vòng. Đừng ngại phải vẽ nên con  đường chạm tới một đích đến mới.” 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

Gợi ý: 

Câu nói: “Đừng sợ đi đường vòng. Đừng ngại phải vẽ nên con đường chạm tới một đích đến mới.” -> Lời khuyên : đừng sợ khó khăn, trở ngại; mỗi chúng ta cần mạnh dạn chủ động trong việc tìm ra những  hướng đi mới, và riêng để đạt được thành công 


Câu 4:

Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của tác giả “Hãy vẽ nên những giấc mơ từ sâu tận trái  tim” không? Vì sao? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. 

Cách giải: 

Học sinh tự trình bày theo quan điểm của bản thân mình, có lý giải. 

Gợi ý: 

- Quan điểm: Đồng tình. 

- Lý giải: 

Giấc mơ chính là những hoài bão, khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp mà con người vạch ra để có động lực phấn  đấu. Trong quá trình thực hiện giấc mơ có rất nhiều khó khăn và trở ngại, vì vậy mỗi người cần thực hiện giấc  mơ với sự đam mê, nhiệt huyết thật sự của bản thân mới có thể thực hiện được giấc mơ đó của mình.


Câu 5:

Từ đoạn ngữ liệu ở phần Đọc- hiểu, anh/ chị viết một đoạn văn ngắn (khoảng  200 chữ) nói lên suy nghĩ bản thân về sự cần thiết của tính chủ động để có thể ‘‘vẽ nên lộ trình riêng cho  mình” trong tương lai. 

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về cách làm một đoạn nghị luận xã hội.

Cách giải: 

1. Giới thiệu vấn đề: 

- Giới thiệu vấn đề: Sự cần thiết của tính chủ động để có thể ‘‘vẽ nên lộ trình riêng cho mình” trong tương lai.

2. Giải quyết vấn đề 

- Giải thích: Chủ động là tự mình hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài.  Sống ở thế chủ động là hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám  hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân…

- Bàn luận: 

+ Trong thời điểm dịch Covid bùng phát, HS phải chủ động, tự giác trong học tập. Việc chủ động ấy, giúp hs  người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt thích ứng trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu,  khát vọng, ước mơ; 

+ Sống ở thế chủ động cần thiết trong môi trường xã hội hôm nay, là một thái độ tích cực của tuổi trẻ trong  thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt không thể thiếu đối với công dân toàn cầu. 

- Bàn luận mở rộng: Cần phê phán những bạn hs sống dựa dẫm, thụ động, hay đỗ lỗi cho hoàn cảnh.

3. Tổng kết vấn đề. 


Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận