(2023) Đề thi thử Ngữ văn THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 17) có đáp án

16 người thi tuần này 4.6 624 lượt thi 6 câu hỏi 90 phút

🔥 Đề thi HOT:

1485 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)

9.8 K lượt thi 7 câu hỏi
1248 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)

7.7 K lượt thi 7 câu hỏi
1073 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)

7.4 K lượt thi 7 câu hỏi
1051 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)

6 K lượt thi 7 câu hỏi
1003 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)

6.1 K lượt thi 7 câu hỏi
818 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)

2.9 K lượt thi 7 câu hỏi
813 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)

3.4 K lượt thi 7 câu hỏi
750 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)

3.7 K lượt thi 7 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Đọc văn bản:

Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm. Làm việc gì cũng được, đi đâu cũng đặng nếu mỗi chúng ta không quên mình là một thành phần của xã hội, đóng góp nhiều thì xã hội sẽ cho lại chúng ta nhiều. Và “nhiều” không có nghĩa là số lượng, mà là tình cảm đậm đà, giá trị bền vững. Hạnh phúc ở đâu nay tôi đã biết. Những hạnh phúc nhỏ thì nằm trên mỗi bước đi, nhưng hạnh phúc bền vững là thứ hạnh phúc được lấy gốc từ sự trải nghiệm, từ sự từ bi, chấp nhận, từ tinh thần tích cực mà mình luôn luôn có.

Suốt cuộc đời tìm đường, tôi đã tìm thấy sức mạnh của mình trong những thử thách, vô cùng gian nan. Tôi đã tìm thấy tình yêu khi trao trọn trái tim. Tôi đã tìm thấy quyền thế bằng cách sống mẫu mực, khiêm tốn. Tôi đã tìm thấy hạnh phúc khi tạo ra hạnh phúc cho mỗi người xung quanh. Tôi đã tìm thấy được sự no ấm khi miệt mài tạo ra giá trị cho xã hội. Và may mắn thay, tôi đã tìm được chính mình bằng cách tặng trọn bản thân cho xã hội. Cứ cho đi thì mới thấy được thứ mình đi tìm.

(Theo Phan Văn Trường, Một đời như kẻ đi tìm đường, NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh, 2020, Tr 406)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.


Câu 6:

Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:

-Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...

Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.

Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:

-Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.

Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:

-Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.

Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vãn tươi cười, đon đả:

-Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.

Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo Dục, 2009, tr.31)  

Phân tích đoạn văn trên; từ đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí của nhà văn Kim Lân.


4.6

125 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%