(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 34)
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
BÃO BIỂN
(Trích)
(Chu Văn)
Tóm tắt: Hoà bình lập lại, người dân Sa Ngọc bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới với bao khó khăn, thử thách bởi những cơn bão từ biển và những cơn bão trong lòng xã hội. Nhờ những thanh niên trong chế độ mới có tư tưởng tiến bộ, những cán bộ của Đảng từ kháng chiến trở về muốn xây dựng cuộc sống mới no ấm và tốt đẹp hơn, những người lao động chân chính đã đồng lòng sát cánh đi đến chân lí, thắng lợi. Việc xây dựng con đê ngăn nước biển xâm mặn ruộng đồng cần đến sự góp sức của toàn Sa Ngọc, lại được dân công Xuân Bình ở bên tiếp viện. Cuộc chiến đấu giữa người dân Sa Ngọc và biển cả đã bắt đầu.
Một phát súng trường nổ, hiệu lệnh bắt đầu. Hàng trăm cánh tay đưa ra, quẳng các sọt đất sét xuống lòng sông ầm ầm. Từng dây, tay chuyền tay, dân Xuân Bình và Sa Ngọc, gắng thi đua vượt ra trước. Tiếng reo hò át tiếng nước chảy xiết. Bên này bên kia, loa vang vang thúc, nhắc những con số, thành tích của từng đội. Nước biển lên nhanh, nước trong bãi cũng lên. Hai dòng nước giao nhau. Bọt nước vọt qua đầu cây sú vẹt tung như mưa trên vai áo đoàn dân công. Nước dưới lòng sông dâng cao, nút chìm nghỉm những sọt đất, phun lên từng đám bọt trắng xoá.
Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mang ầm ĩ càng lan rộng mãi vào. Bãi vẹt đã ngập lưng lưng. Biển cả như muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
Trống giục thùng thùng. Từ hai bên, đất đổ sụp xuống từng dòng. Đất cao dần, đã nổi trên mặt lòng sông thành một vệt đỏ. Sọt đất dựa vào cọc tre, cọc tre giữ chặt sọt đất. Dòng nước bị chặn đứng lại. Tiếng reo hò hai bên nổi lên ầm ĩ: chúng ta thắng biển. Cố lên anh em ơi!
Đất nhô lên cao, nước cũng lên theo. Sức người đem đọ với biển, thật vô cùng gian nan.
Một tiếng ào dữ dội. Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua ngọn những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Một vài người giật mình quăng quang gánh, ngã sấp. Họ đứng dậy, mặt tái mét. Một cuộc vật lộn dữ dội diễn ra. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng, hung hăng xông vào, bẻ nát, đập tan, biến thành nước những gì vướng víu. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay, và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ. Cái đáng sợ chưa hẳn là biển và gió, mà là tinh thần bị chùn nhụt, ngã lòng trước nguy hiểm. Sóng vào một đợt, hai đợt. Một người, hai người, rồi mười người, ba bốn chục người quẳng đất trên vai, ào chạy. Tiệp đỏ ngầu đôi mắt. Anh chạy đứng đón đầu, giang hai tay gào lên:
– Ở lại thì sống. Chạy thì chết. Nó đánh vỡ khúc đê này thì tất cả sẽ trôi ráo ra biển. Đứng cả lại, ra sức mà chống đỡ.
Từ sáng đến trưa, người và biển thi đua nhau. Đất lên cao bao nhiêu, nước cũng lên cao bẩy nhiêu. Cuộc chiến đấu diễn ra từng phút, rất gay go ác liệt. Đã sáu giờ liền, họ làm việc quần quật, đánh vật với biển và gió, không ăn uống, không nghỉ ngơi. [...]
Bỗng rắc một tiếng, nghe ghê rợn như đốt xương sống một con rắn khổng lồ bị gãy. Dãy cọc tre đực cắm làm khung chắc chắn như thế mà là oằn đi, xô cả giàn giáo xiêu xiêu, vẹo vẹo. Đất lở xuống ùm ùm, nước mặn thừa thể tràn bừa vào, sủi lên dữ dội. Nguy cơ mất toi mấy ngàn công lao động đến nơi rồi. [...] Chậm nửa phút nữa, khoảng đất lở sẽ biến thành một dòng thác cuốn phăng tất cả đất và người, tung hê vào trong bãi Mập Đớp. Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy nhô xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Sau lưng họ, mấy đội dân công hối hả chuyền thoăn thoắt những sọt đất sét cuối cùng, chèn chắc lấy lỗ hổng vừa bị nứt. Nước quật vào mặt, vào ngực, tràn qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trước làn sóng hung hăng, dãy người thật mỏng manh như những chiếc lá. Nhưng những người ấy, nhất định không chịu rút. Họ biết, chi đứt một khâu trong sợi dây, chỉ một cái chân bị thụt, chỉ một bàn tay rã rời là không sống được nữa. Đứng lại, họ có thể chết, nhưng họ cứ đứng lại. Trên bờ tiếng trống càng thúc dữ dội. Hàng ngàn dân công xô đến, quẳng hết quang gánh, lấy vai vác, đầu đội, tay bê đưa đất ra ùn ùn. Người vác được hai chục vác lên ba chục cân, người vác bốn chục cân mang tới sáu chục. Vì ở quãng đê bị vỡ kia có những người đang lấy máu đổi đất cho họ.
Khoảng đê vỡ hàn lại dần dần. Lần thứ hai dòng nước lại bị chặn đứng. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau cứ vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão,... Tất cả mọi người thụt sâu vào đất, nâu như đất, lẫn với đất. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hoà lẫn với nước chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại. [...]
(Chu Văn, Bão biển, tập 2, NXB Hội Nhà văn, 2007, tr.113-117)
Câu 6:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du trong văn bản[1] sau:
Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,
Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời,...
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.[2]
Sập sè én liệng lầu không,
Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.
Cuối tường gai góc mọc đầy,
Đi về này những lối này năm xưa!
Chung quanh lặng ngắt như tờ,
Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?
(Trích Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, tr.158-162)
20Vị trí đoạn trích: Sau buổi thề nguyền, đính ước, Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Thuý Kiều gặp nạn, nàng phải bán mình chuộc cha và em. Nửa năm sau, Kim Trọng trở lại vườn Thuý, nơi Kim Trọng từng trọ học và Kim – Kiều tình tự, thề nguyền trước đây
[2]Hoa đào năm ngoái: Thôi Hộ đời Đường, nhân tiết Thanh minh, đi đến nơi kì ngộ, tìm người con gái đã gặp gỡ năm trước thì chỉ thấy cửa đóng, người đi đâu vắng, nhân đó mà làm bài thơ, trong có câu: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong” nghĩa là: Mặt người không biết ở đằng nào/ Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ.
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du trong văn bản[1] sau:
Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,
Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời,...
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.[2]
Sập sè én liệng lầu không,
Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.
Cuối tường gai góc mọc đầy,
Đi về này những lối này năm xưa!
Chung quanh lặng ngắt như tờ,
Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?
(Trích Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, tr.158-162)
20Vị trí đoạn trích: Sau buổi thề nguyền, đính ước, Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Thuý Kiều gặp nạn, nàng phải bán mình chuộc cha và em. Nửa năm sau, Kim Trọng trở lại vườn Thuý, nơi Kim Trọng từng trọ học và Kim – Kiều tình tự, thề nguyền trước đây
[2]Hoa đào năm ngoái: Thôi Hộ đời Đường, nhân tiết Thanh minh, đi đến nơi kì ngộ, tìm người con gái đã gặp gỡ năm trước thì chỉ thấy cửa đóng, người đi đâu vắng, nhân đó mà làm bài thơ, trong có câu: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong” nghĩa là: Mặt người không biết ở đằng nào/ Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du trong văn bản[1] sau:
Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,
Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời,...
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.[2]
Sập sè én liệng lầu không,
Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.
Cuối tường gai góc mọc đầy,
Đi về này những lối này năm xưa!
Chung quanh lặng ngắt như tờ,
Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?
(Trích Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, tr.158-162)
20Vị trí đoạn trích: Sau buổi thề nguyền, đính ước, Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Thuý Kiều gặp nạn, nàng phải bán mình chuộc cha và em. Nửa năm sau, Kim Trọng trở lại vườn Thuý, nơi Kim Trọng từng trọ học và Kim – Kiều tình tự, thề nguyền trước đây
[2]Hoa đào năm ngoái: Thôi Hộ đời Đường, nhân tiết Thanh minh, đi đến nơi kì ngộ, tìm người con gái đã gặp gỡ năm trước thì chỉ thấy cửa đóng, người đi đâu vắng, nhân đó mà làm bài thơ, trong có câu: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong” nghĩa là: Mặt người không biết ở đằng nào/ Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ.
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du trong văn bản[1] sau:
Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,
Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời,...
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.[2]
Sập sè én liệng lầu không,
Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.
Cuối tường gai góc mọc đầy,
Đi về này những lối này năm xưa!
Chung quanh lặng ngắt như tờ,
Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?
(Trích Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, tr.158-162)
20Vị trí đoạn trích: Sau buổi thề nguyền, đính ước, Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Thuý Kiều gặp nạn, nàng phải bán mình chuộc cha và em. Nửa năm sau, Kim Trọng trở lại vườn Thuý, nơi Kim Trọng từng trọ học và Kim – Kiều tình tự, thề nguyền trước đây
[2]Hoa đào năm ngoái: Thôi Hộ đời Đường, nhân tiết Thanh minh, đi đến nơi kì ngộ, tìm người con gái đã gặp gỡ năm trước thì chỉ thấy cửa đóng, người đi đâu vắng, nhân đó mà làm bài thơ, trong có câu: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong” nghĩa là: Mặt người không biết ở đằng nào/ Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ.
102 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%