(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Lương Đắc Bằng có đáp án

100 người thi tuần này 4.6 450 lượt thi 6 câu hỏi 45 phút

🔥 Đề thi HOT:

4416 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)

16.4 K lượt thi 7 câu hỏi
3998 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)

13.5 K lượt thi 7 câu hỏi
3296 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)

12.1 K lượt thi 7 câu hỏi
2687 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)

9.6 K lượt thi 7 câu hỏi
2525 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)

9.4 K lượt thi 7 câu hỏi
1877 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)

8.1 K lượt thi 7 câu hỏi
1535 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)

5.3 K lượt thi 7 câu hỏi
1527 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)

4.6 K lượt thi 7 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:

    Napoleon- người chinh phục cả thế giới- đã nói: “Những ngày tháng hạnh phúc thực sự của tôi gộp lại chưa được một tuần”, còn Heller- người phải gánh chịu ba tầng khuyết tật: mù, câm, điếc- lại nói: “ Cuộc đời tôi không có một ngày nào là không hạnh phúc”.

    Chúng ta không thể thùy tiện bình phẩm giá trị quan và hạnh phúc của người khác. Không bám víu vào sự đánh giá hay thương hại của người khác, chỉ có chủ kiến của riêng mình mới sản sinh ra sự mãn nguyện và lòng biết ơn, điều này sẽ dẫn đến hạnh phúc.

    Có khi nào tự bản thân bạn đã thấy hài lòng và vui vẻ rồi, nhưng để thuận mắt “người thứ ba” không rõ chân tướng mà bạn phải nhìn trước ngó sau? Nỗi bất  mãn ngày một dần lớn của bạn có phải xuất phát từ việc quá bận tâm đến người khác không?

     Tất nhiên, không thỏa mãn với hiện tại, luôn buộc chính mình phải phấn đấu hơn nữa trong cuộc sống là một phẩm chất hết sức quý giá đối với sự trưởng thành của bản thân. Bên cạnh đó, cũng có giả thuyết cho rằng ý niệm bản ngã của chúng ta vốn giống như một chiếc gương tạo ra từ sự đánh giá và công nhận của người khác. Nhưng cần phải tự do, không bị ràng buộc bởi cái nhìn của người khác, như thế mới có thể tin vào cách sống của bản thân và cảm thấy hạnh phúc…

     Tôi xin hỏi:

     Hôm nay, bạn là chủ nhân của hạnh phúc bản thân, hay nô lệ của ánh mắt người đời?

     Triết lý sống của riêng bạn là gì? Bạn có đủ dũng khí để biến triết lý đó thành sự thật?

( Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu, Rando Kim, Kim Ngân dịch, NXB Hà Nội 2016, tr.249-250)

Câu 6:

II. LÀM VĂN

Cho đọan trích:

      Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

     Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...

      Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

      Mị đứng lặng trong bóng tối.

      Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

      - A Phủ cho tôi đi.

     A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

     - Ở đây thì chết mất.

     A Phủ chợt hiểu.

     Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.

     A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.

           ( Trích “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài, SGK Ngữ văn, tập 2 - NXB Giáo Dục, Hà Nội)

   Anh/ chị hãy cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài.


4.6

90 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%