Câu hỏi:
12/07/2024 344II. LÀM VĂN
Cho đọan trích:
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất.
A Phủ chợt hiểu.
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.
( Trích “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài, SGK Ngữ văn, tập 2 - NXB Giáo Dục, Hà Nội)
Anh/ chị hãy cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a.Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định vấn đề cần nghị luận:
Cảm nhận nhân vật Mị trong đoạn trích qua đó nhận xét về ngòi bút nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:* Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm,đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.
-Tô Hoài là cây bút văn xuôi có vị trí hàng đầu trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông thể hiện vốn hiểu biết phong phú về phong tục tập quán, cuộc sống các vùng miền trên đất nước ta, cách miêu tả giàu giá trị tạo hình, ngôn ngữ sống động, giàu khẩu ngữ.
- Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” sáng tác năm 1952 là kết quả chuyến đi thực tế Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài và được in trong tập “Truyện Tây Bắc”(1953). Tác phẩm là bức tranh sinh động về cuộc sống của người dân nghèo miền núi cao Tây Bắc dưới sự thống trị của thực dân, chúa đất.
- Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm là xây dựng thành công nhân vật Mị. Số phận và vẻ đẹp của nhân vật được tái hiện rõ nét qua đoạn trích kể về việc Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài.*Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích:
- Tóm tắt nhân vật Mị phần trước đoạn trích:
Mị là cô gái xinh đẹp, tài hoa nhưng vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ mà cô phải về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra.Cuộc đời làm dâu của Mị ngập tràn khổ cực về thể xác và tinh thần. Danh nghĩa là con dâu nhưng thực chất là con nợ, Mị vừa phải làm lụng vất vả như một cỗ máy vừa bị cầm tù, giam hãm, tước đoạt tự do. Đêm tình mùa xuân tới, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị trỗi dậy, Mị định đi chơi nhưng bị A Sử trói đứng vào cột. Sau đó, cô dường như câm lặng, vô cảm. Đến đêm mùa đông, lần thứ nhất chứng kiến A Phủ bị trói, Mị vẫn dửng dưng, lạnh lùng.- Hình tượng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ:
+ Thương A Phủ: Khi ngọn lửa sưởi bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang thấy “một dòng nước mắtt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ thì Mị chợt xúc động trào dâng vì nhớ lại cảnh mình từng bị trói đứng trước kia, cũng từng khóc như A Phủ-> tình thương, sự đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ trong cuộc đời.
+ Tình thương chuyển hóa thành hành động: cắt dây cởi trói cho A Phủ mà không thấy sợ-> hành động mạnh mẽ, có ý nghĩa không chỉ với quá trình tâm lí của Mị mà còn với A Phủ vì sau khi được Mị cởi trói, A Phủ đã vùng lên bằng tất cả sức mạnh, chạy trốn khỏi Hồng Ngài, trở thành người tự do.
+ Sau khi A Phủ được cởi trói và thành người tự do, dự cảm của một người có sức sống mãnh liệt, tiềm tàng đã mách bảo Mị cái chết đến với Mị thật là vô lí, và Mị đã vùng chạy theo A Phủ và trốn khỏi Hồng Ngài. Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền.
=>Trong đoạn trích, Mị hiện lên là người phụ nữ nhỏ bé, tội nghiệp nhưng giàu cảm xúc, có tình yêu thương con người, có sức sống mãnh liệt tiềm tàng và hành động mạnh mẽ, táo bạo.*Nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Tô Hoài:
- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn, giàu kịch tính giúp nhân vật Mị bộc lộ vẻ đẹp, tính cách: Tình huống A Phủ bị trói đứng và khóc.
- Tài năng miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế.
- Nhiều chi tiết được lựa chọn công phu, có khả năng tái hiện sống động suy nghĩ, hành động của nhân vật.
- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhưng được lựa chọn kĩ lưỡng, giàu sức gợi hình, gợi cảm.
- Cách kể chuyện hấp dan, nhiều đoạn độc thoại, đối thoại sinh động.*Nhận xét về giá trị nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài:
-Sự cảm thông, chia sẻ thấu hiểu sâu sắc của nhà văn với cảnh ngộ của nhân vật.
-Tố cáo chế độ gia trưởng miền núi hà khác, bất công, chà đạp lên con người.
- Ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất của nhân vật Mị.
- Niềm tin mành liệt vào sức sống mãnh liệt tiềm tàng của Mị chính là cơ sở, tiền đề để Mị có thể thay đổi số phận, làm chủ cuộc sống của mình.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
II. LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý nghĩa của việc bạn nên tự quyết định hạnh phúc bản thân.
Câu 3:
Theo văn bản, điều gì khiến con người tin vào cách sống của bản thân và cảm thấy hạnh phúc?
Câu 4:
Vì sao tác giả cho rằng: Chúng ta không thể tùy tiện bình phẩm giá trị quan và hạnh phúc của người khác?
Câu 5:
Anh/ chị hãy nêu hậu quả của thói quen quá bận tâm đến lời bình phẩm của người khác.
về câu hỏi!