(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp - Quảng Bình có đáp án

52 người thi tuần này 4.6 360 lượt thi 6 câu hỏi 45 phút

🔥 Đề thi HOT:

4416 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)

16.4 K lượt thi 7 câu hỏi
3998 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)

13.5 K lượt thi 7 câu hỏi
3296 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)

12.1 K lượt thi 7 câu hỏi
2687 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)

9.6 K lượt thi 7 câu hỏi
2525 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)

9.4 K lượt thi 7 câu hỏi
1877 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)

8.1 K lượt thi 7 câu hỏi
1535 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)

5.3 K lượt thi 7 câu hỏi
1527 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)

4.6 K lượt thi 7 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Đã có nhiều tranh luận xung quanh tác động của Al trong tương lai gần, về những mặt hữu ích cũng như tiêu cực của nó với cuộc sống và nghề nghiệp. Là người cha, điều làm tôi suy nghĩ nhiều nhất, là làm thế nào định hướng cho con cách thích ứng, tồn tại, và phát triển cùng AI, trong cả hai kịch bản: một chuyên gia trong ngành, hay một người ngoài ngành nhưng biết tận dụng sức mạnh của AI trong cuộc sống.

[…]AI có thể trở thành kẻ thống trị, hay chỉ là một công cụ hữu ích, phụ thuộc vào kỹ năng và thái độ của mỗi người. Tôi tin rằng, kỹ năng đặt câu hỏi và tư duy phản biện sẽ là nền tảng để mỗi cá nhẫn vững tâm đồng hành cùng AI. Và đây cũng là điều tôi khuyến khích các con theo đuổi.

Khi đang viết bài này, tôi được tham gia một webinar với bạn bè của con trai tôi - những du học sinh THPT ở Phần Lan. Trả lời câu hỏi của tôi về sự khác biệt giữa cách học trong nước và Phần Lan, Doãn Đinh - học sinh lớp 10 trường Kurikka - lấy ví dụ "học lịch sử, tụi con chỉ được thầy giao trình chiếu 3 slide, mỗi slide không quá 5 gạch đầu dòng. Con sẽ phải đọc cả một cuốn sách để tự tổng hợp thông tin và tìm ra câu trả lời". Thy Nguyễn - học sinh lớp 12 tại trường Mantta nói: "Thầy của con luôn mở đầu bằng lời khuyên: sẽ không có câu trả lời nào tuyệt đối đúng, tuyệt đối sai. Hãy tự tìm câu trả lời của các bạn".

Từng trải qua quãng thời gian dài làm việc và đào tạo với văn hóa Âu Mỹ, tôi không ngạc nhiên với những cách học này của các con, nơi mỗi cá nhân là duy nhất, và được khuyến khích có tư duy, bản sắc cá nhân riêng biệt. Tôi tin rằng, cách khuyến khích mỗi người tự học, tự đặt câu hỏi để thỏa trí tò mò, và biết suy nghĩ phản biện sẽ là những kỹ năng cơ bản, cần thiết nhất để không trở thành kẻ bị dắt mũi trong biển kiến thức khổng lồ đầy rẫy thông tin sai trái và định kiến mà AI mang lại.

(Nguồn: https://vnexpress.net/khon-dai-voi-ai-Bài đăng ngày 12/3/2024.)

Câu 6:

II. LÀM VĂN

Trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã viết về vẻ đẹp con sông Đà với rất nhiều cảm nhận độc đáo:

Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà, xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt hả Dương Châu”. Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bướm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đẩy, rồi chốc lại bắn tinh và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.

Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Li, đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi

không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cả dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt bThuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.

(Trích Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2019, tr.191)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cái Tôi của nhà văn Nguyễn Tuân được thể hiện trong văn bản.


4.6

72 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%