Câu hỏi:
13/07/2024 2,004I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
Từ trước tới nay, dù ít dù nhiều, chắc chắn bạn đã từng trải qua chuyện đau khổ. Đó có thể là thất bại do bạn gây ra, hay bạn là người bị hại do lỗi lầm của người khác... Những chuyện như vậy bạn đã trải qua rồi chứ?.
Đôi khi những việc đó sẽ biến thành vết thương lòng.
“Tại sao chỉ có mình tôi đau khổ thế này?” Bạn đã khi nào phẫn uất như vậy chưa?
Thật ra tất cả những thất bại hay tổn thương mà bạn từng nếm trải đều có ý nghĩa riêng của nó, giúp bạn có những bài học, đem đến cho bạn những trải nghiệm. Khi bình tĩnh nghĩ lại mọi việc, bạn có thể thấy nhờ thất bại đó mà bản thân không trở nên quá ngạo mạn. Lúc gặp bất hạnh, bạn cảm thấy buồn phiền đau khổ, hối hận hay xấu hổ, nhưng khi thất cả qua đi bạn sẽ nhớ lại nó như một kỉ niệm đẹp.
Chính những thăng trầm cảm xúc như nỗi khổ đau, phiền não sẽ giúp con người trưởng thành hơn. Chết đi rồi, bạn sao có thể trải nghiệm những nỗi khổ hay phiền não ấy được nữa. Bởi vậy, việc gặp phiền não khi còn sống
là điều vô cùng tuyệt vời.
(Trích Rồi một ngày cuộc sống hóa hư vô, Hideko Suzuki, NXB Thế giới, Hà Nội, 2018, tr.125-126)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Theo đoạn trích, những chuyện đau khổ mà con người từng trải qua là gì?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Theo đoạn trích, những chuyện đau khổ mà con người từng trải qua: Đó có thể là thất bại do bạn gây ra, hay bạn là người bị hại do lỗi lầm của người khác...
Câu 3:
Theo anh/chị, tại sao tác giả lại cho rằng: Chính những thăng trầm cảm xúc như nỗi khổ đau, phiền não sẽ giúp con người trưởng thành hơn?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp: Phân tích, lý giải.
Cách giải:
Học sinh tự trình bày theo quan điểm riêng của bản thân, có lý giải.
Gợi ý:
- Khi đối diện với những phiền não con người học được cách điều khiển và cân bằng cảm xúc của chính mình, cách giải quyết tình huống,…
- Khi đối diện với thăng trầm cảm xúc và phiền não con người sẽ nhận ra giá trị cuộc sống ở một góc độ nào đó.
=> Vì vậy, đôi khi đối diện với phiền não, thăng trầm sẽ giúp con người trở nên trưởng thành hơn.
Câu 4:
Câu nói “Việc gặp phiền não khi còn sống là điều vô cùng tuyệt vời” của tác giả gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Lời giải của GV VietJack
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh trình bày theo quan điểm cá nhân của bản thân, chú ý có lý giải.
- Gợi ý:
+ Gặp phiền não khi còn sống giúp cho cuộc sống của con người trở nên đa dạng nhiều màu sắc. Có vui buồn mới gọi là cuộc sống.
+ Giúp con người có những bài học, những trải nghiệm và đôi khi nhìn lại con người sẽ có cả những kỉ niệm,…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. LÀM VĂN.
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc cần làm để vượt qua những thất bại hay tổn thương trong cuộc sống.
Câu 2:
II. LÀM VĂN.
Phân tích đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2011)
Từ đó, nhận xét về cảm hứng lãng mạn trong ngòi bút nhà thơ.
Câu 3:
Theo đoạn trích, những chuyện đau khổ mà con người từng trải qua là gì?
Câu 4:
Theo anh/chị, tại sao tác giả lại cho rằng: Chính những thăng trầm cảm xúc như nỗi khổ đau, phiền não sẽ giúp con người trưởng thành hơn?
Câu 5:
Câu nói “Việc gặp phiền não khi còn sống là điều vô cùng tuyệt vời” của tác giả gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!