Câu hỏi:
13/07/2024 994I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Màu hoa còn lại
Ba mươi năm tiếng súng đã lặng yên
Đất đã trở về với khoai với lúa
Miền đất xưa lẫy lừng một thuở;
Những Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam...
Chiến thắng đã qua, thương nhớ những anh hùng:
Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót
Màu ban trắng khắp đèo cao vực thẳm
Cỏ xanh rờn như tiếng hát lan xa...
Con đường nào các anh đã đi qua
Máu thấm đất mồ hôi đầm trấn thủ?
Dân công đi ào ào như thác lũ
Những câu hò vượt núi vút lên cao...
Thời gian trôi qua những chiến hào
Qua nỗi khổ niềm vui ngày chiến thắng
Chỉ còn lại một màu da rất trắng
Như ban đầu miền đất mới khai sinh.
(Trích Xuân Quỳnh, Thơ và đời, NXB Văn hóa thông tin, 1984, trang 80)
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Chỉ ra các tính từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Màu ban trắng khắp đèo cao vực thẳm
Cỏ xanh rờn như tiếng hát lan xa...
Lời giải của GV VietJack
Các tính từ được sử dụng: trắng, cao, thẳm, xanh rờn, xa.
Câu 3:
Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung của những dòng thơ sau:
Con đường nào các anh đã đi qua
Máu thấm đất mồ hôi đầm trấn thủ?
Lời giải của GV VietJack
Nội dung các câu thơ:
- Bằng hình thức câu hỏi tu từ, tác giả khẳng định người lính đã in dấu chân của mình trên bao con đường. Mỗi con đường đều ghi lại những hi sinh “máu thấm đất”, gian khổ, vất vả “mồ hôi đầm trấn thủ” của các anh.
- Tác giả thể hiện nỗi xót xa trước những vất vả, hi sinh của người lính đồng thời trân trọng ngợi ca, biết ơn những cống hiến của các anh trong cuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc.
Câu 4:
Nhận xét về tình cảm của tác giả thể hiện trong những dòng thơ:
Thời gian trôi qua những chiến hào
Qua nỗi khổ niềm vui ngày chiến thắng
Chỉ còn lại một màu da rất trắng
Như ban đầu miền đất mới khai sinh.
Lời giải của GV VietJack
- Tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn trích: nỗi niềm buồn vui lẫn lộn khi thăm lại chiến trường xưa: vui vì những chiến thắng của quân ta, buồn thương, tiếc nhớ những anh hùng đã hi sinh để làm nên thắng lợi; niềm tin tưởng, hi vọng về một cuộc sống mới đang bắt đầu ở nơi đây.
- Đây là những tình cảm chân thành, sâu sắc của một con người luôn tha thiết với lịch sử dân tộc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của truyền thống lịch sử trong cuộc sống.
Câu 2:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nhà văn Tô Hoài viết:
Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mỵ cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mỵ dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.
Thường khi đến gà gáy, Mỵ dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu, các chị em trong nhà mới bắt đầu ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Mỗi đêm, nghe tiếng phù phù thổi bếp, a Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa bùng lên, cùng lúc ấy Mỵ cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng. Mới biết nó còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mỵ vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. nếu A Phủ là cái xác chết đứng chết đấy, cũng thế thôi. Mỵ vẫn trở dậy, vẫn sưởi, Mỵ chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về thấy Mỵ ngồi đấy, A Sử ngứa tay đánh Mỵ ngã xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mỵ vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mỵ trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mỵ trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hóm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mỵ chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mỵ, Mỵ cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người ta chết, chết đau, chết đối, chết rét, phải chết. Ta là thân phận đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ ... Mỵ phảng phất nghĩ như vậy.
Ðám than đã vạc hẳn lửa. Mỵ không thổi cũng không đứng lên. Mỵ nhớ lại đời mình. Mỵ tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mỵ đã cởi trói cho nó, Mỵ liền phải trói thay vào đấy. Mỵ chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mỵ cũng không thấy sợ...
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.13-14)
Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Mị qua đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí của nhà văn Tô Hoài.
Câu 3:
Chỉ ra các tính từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Màu ban trắng khắp đèo cao vực thẳm
Cỏ xanh rờn như tiếng hát lan xa...
Câu 4:
Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung của những dòng thơ sau:
Con đường nào các anh đã đi qua
Máu thấm đất mồ hôi đầm trấn thủ?
Câu 5:
Nhận xét về tình cảm của tác giả thể hiện trong những dòng thơ:
Thời gian trôi qua những chiến hào
Qua nỗi khổ niềm vui ngày chiến thắng
Chỉ còn lại một màu da rất trắng
Như ban đầu miền đất mới khai sinh.
về câu hỏi!