Câu hỏi:

13/07/2024 1,071

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về điều cần làm để không đánh mất hi vọng.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Điều cần làm để không đánh mất hi vọng.

 c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề điều cần làm để không đánh mất hi vọng.

Có thể theo hướng:

- Luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan với những suy nghĩ tích cực nhất có thể trước mọi vấn đề trong cuộc sống.

- Luôn yêu thương, trân trọng và tin tưởng vào chính bản thân hoặc người khác.

- Học cách vượt qua các thử thách chông gai để dần dần quen với việc đó.

- Suy nghĩ xem hi vọng có nghĩa là gì, biết được độ quan trong của hi vọng và từ đó sẽ biết giữ lấy hi vọng.

- Đối mặt với lo âu và tuyệt vọng (học cách chiến thắng),...

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Xem đáp án » 13/07/2024 3,556

Câu 2:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài viết:

Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn có, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hải thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.

Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cử chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.6)

Xem đáp án » 12/07/2024 337

Câu 3:

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Những ngọn khỏi trẻ chăn trâu đốt rạ trên cánh đồng sau vụ gặt

Thở vào ta hương vị tháng Mười

Sau mỗi gốc rạ khô tiếng gió ngân lên thổi qua những bẹ lá tướp

Ta nghe có người nấp sau đó gọi ta, và ta đi, ta đi...

Ta đi qua tháng Mười, ta đi qua tiếng gọi buổi chiều của mẹ

Xem đáp án » 12/06/2024 0

Câu 4:

Anh/ chị hiểu như thế nào về hình ảnh “chú bê” được nhắc tới trong văn bản?

Xem đáp án » 12/06/2024 0

Câu 5:

Thông điệp ý nghĩa nhất với anh/ chị từ văn bản trên là gì? Hãy lý giải.

Xem đáp án » 12/06/2024 0

Bình luận


Bình luận