Câu hỏi:
19/07/2024 315Một trong những điểm khác biệt căn bản của động vật với thực vật là thực vật có khả năng quang hợp tự sản xuất ra chất hữu cơ.
a) Tổ chức nào trong cơ thể thực vật có khả năng quang hợp để sản xuất ra chất hữu cơ?
b) Nhà bạn Linh ở thành phố Cần Thơ, Linh muốn giúp mẹ trồng rau trên sân thượng nhưng sân thượng nhà Linh có một nửa được lợp bằng mái tôn, một nửa không lợp mái. Em hãy giúp Linh lựa chọn nơi trồng rau nhé.
c) Bạn Linh muốn cùng cả lớp bổ sung thêm cây xanh cho lớp học. Em hãy giúp Linh lựa chọn 5 loài cây khác nhau có thể trồng được trong lớp nhé. Hãy giải thích cho Linh là tại sao có thể trồng được những loài cây đó trong lớp học.
d) Khi nhặt rau dền cho mẹ nấu cơm, bạn Linh thấy thân, lá của cây rau dền có màu đỏ. Bạn Linh đã học bài Cấu tạo và chức năng của các thành phần tế bào và biết: thực vật quang hợp là nhờ có lục lạp; lục lạp làm lá cây có màu xanh lục. Vậy trong cây rau dền đỏ có lụp lạp không? Tại sao không nhìn thấy màu xanh mà cây vẫn có thể sống tự dưỡng được? Em hãy giải thích giúp Linh nhé.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Lục lạp.
b) Linh nên trồng cây ở phần sân thượng không bị lợp mái tôn che vì cây cần ánh sáng để quang hợp, sinh trưởng. Nếu trồng ở phần bị lợp mái tôn cây sẽ sinh trưởng không tốt do không nhận đủ ánh sáng nên thực hiện quá trình quang hợp không tốt.
c) Nên trồng một số cây sau đây:
Ví dụ:
- Cây trầu bà
- Cây vạn niên thanh
- Cây dây nhện
- Cây lưỡi hổ
- Cây kim tiền…
Giải thích: vì những loài cây này đều có khả năng sinh trưởng được trong môi trường ít ánh sáng (cây chịu bóng).
d) Trong cây rau dền đỏ có lục lạp do đó cây có thể sống tự dưỡng. Bạn Linh không nhìn thấy vì trong cây có chứa sắc tố đỏ, các tế bào chứa sắc tố nằm bên ngoài, các tế bào chứa lục lạp ở trong nên bị che lấp.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Cho bảng nhiệt độ và thời gian bảo quản một số loại thực phẩm trong tủ lạnh:
Thực phẩm |
Nhiệt độ bảo quản (oC) |
Thời gian bảo quản cho phép |
Thực phẩm |
Nhiệt độ bảo quản (oC) |
Thời gian bảo quản cho phép |
Cá |
0 – 3 |
3 ngày |
Sữa tươi |
1 – 7 |
5 – 7 ngày |
Thịt tươi các loại |
0 – 3 |
3 – 5 ngày |
Bơ |
0 – 7 |
8 tuần |
Nước trái cây |
0 – 7 |
1 – 2 tuần |
Dầu, mỡ |
2 – 7 |
6 tháng |
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia
a. Hãy nhận xét về nhiệt độ và thời gian bảo quản các loại thực phẩm.
b. Bảo quản bằng phương pháp đông lạnh có loại bỏ được vi khuẩn gây hại và các mầm bệnh hay không?
c. Nên tránh những sai lầm nào khi sử dụng tủ lạnh để bảo quản thực phẩm?
d. Kể tên các phương pháp bảo quản thực phẩm mà em biết?
Câu 4:
Bảo thực hiện thí nghiệm đối với cây dâu tây như sau:
Thí nghiệm 1: Bảo ngắt ngọn cây, sau đó tưới nước.
Thí nghiệm 2: Bảo cắt ngang vị trí của thân, rễ và bỏ toàn bộ rễ, sau đó trồng lại cây rồi tưới nước.
Em hãy dự đoán cây nào sẽ sống? Vì sao?
Câu 5:
Bảng sau cho biết lượng chất hòa tan trong 100 g nước của chất a, b, c ở các nhiệt độ khác nhau:
Tên chất |
Lượng chất hòa tan trong 100 g nước (g/100 g nước) ở |
|||
0oC |
20oC |
60oC |
100oC |
|
Chất a |
30 |
36 |
47 |
56 |
Chất b |
15 |
20 |
34 |
70 |
Chất c |
112 |
218 |
440 |
733 |
a. Cho biết khối lượng của chất rắn hòa tan nước ở 20oC.
b. Trong 3 chất trên, chất nào tan trong nước nhiều nhất.
c. Khi tăng nhiệt độ thì khối lượng chất rắn hòa tan trong nước thay đổi thế nào (tăng hay giảm)? Chất nào có sự thay đổi nhiều nhất?
Câu 6:
Hình mô tả vòng tuần hoàn đơn giản của chất vô cơ trong tự nhiên. Chiều mũi tên chỉ đường đi của chất hữu cơ.
a) Vi khuẩn trong đất có vai trò gì đối với vòng tuần hoàn các chất.
b) Vi khuẩn hoạt động sẽ làm tăng hay giảm lượng chất khoáng có trong đất? Giải thích.
c) Nếu không có vi khuẩn phân giải chất hữu cơ trong đất, em hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra đối với Trái Đất.
về câu hỏi!